5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):
4.3.2 Phân tích các báo cáo bộ phận theo từng nhóm mặt hàng kinh doanh
doanh năm 2010
4.3.2.1 Phân tích báo cáo bộ phận nhóm Vật liệu xây dựng năm 2010
Bản chất của báo cáo bộ phận là càng được lập ở mức độ hoạt động phạm vi, cấp độ càng nhỏ thì càng giúp cho nhà quản trị có cái nhìn rõ ràng hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý hơn. Vì vậy ta sẽ đi phân tích từng mặt hàng cụ thể trong ba nhóm mặt hàng kinh doanh, trước hết là nhóm Vật liệu xây dựng.
Bảng 4.5: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO THU NHẬP NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2010
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU VẬT LIỆU XÂY DỰNG XI MĂNG THÉP VẬT LIỆU KHÁC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 1.119.749.939 100,00 129.667.043 100,00 947.196.473 100,00 42.886.423 100,00 Chi phí khả biến 1.092.247.428 97,55 129.260.107 99,69 923.540.104 97,50 39.447.217 91,98
Giá vốn hàng bán 1.076.929.753 96,18 122.037.204 94,12 917.262.869 96,85 37.629.680 87,74 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 3.642.810 0,33 1.257.843 0,97 1.022.384 0,11 1.362.583 3,18 Chi phí bốc xếp 2.990.106 0,27 1.559.931 1,20 1.380.976 0,15 49.199 0,11 Chi phí vận chuyển 8.684.759 0,78 4.405.129 3,40 3.873.875 0,41 405.755 0,95
Số dư đảm phí 27.502.511 2,45 406.936 0,31 23.656.369 2,50 3.439.206 8,02
Chi phí bất biến trực tiếp 698.064 0,06 79.104 0,06 594.568 0,06 24.392 0,06
Chi phí thuê kho bãi 698.064 0,06 79.104 0,06 594.568 0,06 24.391 0,06
Số dư bộ phận 26.804.447 2,39 327.832 0,25 23.061.801 2,43 3.414.814 8,00
Chi phí bất biến chung 13.874.163 1,24
Lương nhân viên bàn hàng 6.032.181 0,54 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1.327.079 0,12 Chi phí điện thoại, fax, internet 374.414 0,03 Chi phí điện nước 352.219 0,03 Chi phí công cụ, dụng cụ 297.076 0,03 Chi phí khấu hao TSCĐ 3.536.327 0,32 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang
thiết bị 1.954.867 0,17
Quy mô của ba mặt hàng tiêu biểu xi măng, thép, vật liệu khác trong nhóm Vật liệu xây dựng đã được thể hiện rõ qua biểu đồ hình 4.6. Doanh số thu được từ việc bán sản phẩm thép là 947 tỷ đồng chiếm 84,59% trong tổng doanh số thu từ bán hàng vật liệu xây dựng, so với hai mặt hàng còn lại là xi măng và vật liệu khác chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 11,58% và 3,83%. Cho thấy thép có doanh số bán cao nhất trong nhóm.Vì đầu vào của thép có cả nhập khẩu,sản phẩm đạt chất lượng tốt giá bán ra cao, doanh thu lớn theo giá trị bán ra.
Qua bảng 4.5 cho thấy được rằng CPKB chiếm trong tổng doanh thu của từng mặt hàng đều có tỷ lệ khá cao, trên 90%. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là mặt hàng xi măng lên tới 99,69% trong cơ cấu doanh thu. Như được phân tích ở trên, chi phí giá vốn hàng bán luôn cao trong tổng CPKB, cũng như vậy ba mặt hàng xi măng, thép, vật liệu khác đều có giá vốn cao. Do đó để tăng cường hiệu quả hoạt động, khi chọn mua hàng hóa đầu vào doanh nghiệp cần phải có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp để chi phí được thấp hơn nhưng cũng không kém phần chất lượng.Bên cạnh, cũng phải có hệ thống nhân viên chuyên nghiệp tốt ở khâu mua hàng để tránh các khoản chiết khấu bị chiếm dụng.
Trong ngắn hạn, xét thấy được SDĐP của thép cao hơn so với SDĐP của xi măng là 58 lần và với SDĐP của vật liệu khác là 7 lần.Có sự chênh lệch rất lớn về doanh số và SDĐP ở ba mặt hàng. Và cả ba mặt hàng đều có lợi sau khi trừ đi các khoản CPKB, như vậy lãi thuần của cả ba mặt hàng đều có tốc độ tăng như tốc độ tăng của doanh thu và SDĐP. Để thấy rõ hơn về mức độ đóng góp của ba mặt hàng trong nhóm Vật liệu xây dựng, ta xét về tỷ lệ SDĐP của nó. Tỷ lệ SDĐP của xi măng, thép, vật liệu khác lần lượt là 0,31%; 2,50% và
11,58% 84,59% 3,83% Xi măng Thép Vật liệu khác
Hình 4.6: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG MẶT
HÀNG TRONG NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2010
1,22% 86,04% 12,74% Xi măng Thép Vật liệu khác Hình 4.7: CƠ CẤU SDBP THEO TỪNG MẶT HÀNG TRONG NHÓM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NĂM 2010
8,02%. Theo đó, tỷ lệ SDĐP của vật liệu khác cao hơn hẳn so với hai mặt hàng còn lại. Do đó Công ty muốn tăng hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn, nên mở rộng tỷ lệ đầu tư vào các hàng hóa của vật liệu khác trong nhóm Vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá, v.v…Song cần đẩy mạnh là mặt hàng thép, vì cả hai mặt hàng này đều có tỷ lệ SDĐP cao hơn trung bình tỷ lệ SDĐP của nhóm Vật liệu xây dựng như 2,45%.
Trong dài hạn như trong ngắn hạn, Công ty nên đẩy mạnh tỷ lệ đầu tư vào mặt hàng thép và vật liệu khác.Thông qua chỉ số SDBP, ở cả ba mặt hàng đều có SDBP lớn hơn 0.Xét về giá trị tuyệt đối thì thép là mặt hàng hơn hẳn hai mặt hàng còn lại, do tạo ra SDBP là lớn nhất 23 tỷ đồng.Nhưng về số tương đối thì vật liệu khác mới tạo được tỷ lệ cao nhất trong cả ba mặt hàng là 8%.
Vì Công ty nhập thép từ nước ngoài thông qua trung gian nên chi phí cao, đồng thời giá thép thế giới ngày càng tăng làm tăng giá vốn hàng bán dẫn đến CPKB sẽ càng cao. Và mặc dù doanh thu của thép là rất lớn nhưng chủ yếu phụ thuộc vào giá bán, nên khả năng sinh lời vẫn còn ở mức không cao.Sản phẩm xi măng cũng có giá vốn hàng bán cao vì số lượng nhà cung cấp ít chủ yếu là mua hàng từ Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô nên giá phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp này.Trong CPKB của xi măng, chi phí bốc xếp, vận chuyển luôn chiếm tỷ trọng trên tổng chi phí là cao hơn hai mặt hàng còn lại điều đó làm cho SDBP bị giảm mạnh và tỷ lệ SDBP cũng thấp hơn. Vì vậy, Công ty nên đặc biệt chú trọng vào các sản phẩm vật liệu khác do có tỷ lệ SDBP lớn nhất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Song, cần xem xét lại các chiến lược, chính sách để có thể giảm CPKB của mặt hàng xi măng, đặc biệt là chi phí mua vào.
Tóm lại, qua phân tích bảng báo cáo bộ phận năm 2010 thì cả hai mặt hàng thép và vật liệu khác (cát, đá, gạch, v.v…) đều mang lại hiệu quả kinh tế khá cao trong nhóm Vật liệu xây dựng. Tỷ lệ thu nhập thuần túy và số dư bộ phận trong doanh số của các bộ phận nhỏ cũng rất cao, hai mặt hàng này có tỷ lệ SDBP cao hơn tỷ lệ SDBP trung bình nhóm ngành, do đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Đặc biệt là mặt hàng vật liệu khác có tỷ lệ SDBP là lớn nhất, nên khi Công ty tập trung đầu tư vào mặt hàng này sẽ rất có lợi.
4.3.2.2 Phân tích báo cáo bộ phận nhóm Nhiên liệu năm 2010
Công ty kinh doanh nhóm Nhiên liệu gồm nhiều loại hàng hóa trong đó chủ yếu là ba mặt hàng chính là dầu, nhớt; xăng; gas, LPG.
Bảng 4.6: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO THU NHẬP NHÓM NHIÊN LIỆU NĂM 2010
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU NHIÊN LIỆU DẦU, NHỚT XĂNG LPG, GAS
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 329.499.410 100,00 82.440.752 100,00 8.896.484 100,00 238.162.174 100,00 Chi phí khả biến 320.733.388 97,34 77.418.720 93,90 8.590.844 96,56 234.723.824 98,56
Giá vốn hàng bán 315.273.579 95,65 76.249.421 92,49 8.588.355 96,47 230.435.803 96,75 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 2.447.794 0,74 233.638 0,28 0 0,00 2.214.156 0,93 Chi phí bốc xếp 914.200 0,28 26.816 0,03 0 0,00 887.384 0,37 Chi phí vận chuyển 2.097.815 0,64 908.845 1,10 2.489 0,03 1.186.481 0,50
Số dư đảm phí 8.766.022 2,66 5.022.032 6,10 305.640 3,44 3.438.350 1,44
Chi phí bất biến trực tiếp 204.360 0,06 49.925 0,06 5.567 0,06 149.368 0,06
Chi phí thuê kho bãi 204.360 0,06 49.925 0,06 5.567 0,06 149.368 0,06
Số dư bộ phận 8.561.662 2,60 4.972.107 6,03 300.073 3,37 3.288.982 1,40
Chi phí bất biến chung 4.079.285 1,24
Lương nhân viên bàn hàng 1.775.655 0,54 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 390.644 0,12 Chi phí điện thoại, fax, internet 104.744 0,03 Chi phí điện nước 103.680 0,03 Chi phí công cụ, dụng cụ 87.448 0,03 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.041.672 0,32 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang
thiết bị 575.442 0,17
Trong các mặt hàng của nhóm Nhiên liệu thì doanh số thu được từ việc kinh doanh gas, LPG là chiếm tỷ trọng cao nhất 72,28% còn với mặt hàng xăng là thấp nhất 2,7% tổng doanh thu nhóm nhiên liệu.
Tuy gas, LPG là mặt hàng đem lại doanh số bán cao nhất trong nhóm Nhiên liệu, nhưng về khả năng sinh lời thì không cao nhất, qua biểu đồ cơ cấu SDBP theo từng mặt hàng đã biểu hiện rõ vấn đề này. Kết hợp với bảng 4.6 báo cáo bộ phận, thông qua chỉ tiêu tỷ lệ SDĐP, cho thấy việc thu lợi từ mặt hàng này là thấp nhất. Nguyên nhân là do CPKB của gas, LPG chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh thu 98,56%. Trong đó, giá vốn hàng bán đã chiếm tới 96,75%. Và chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp của mặt hàng gas chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn hai mặt hàng còn lại. Riêng mặt hàng dầu, nhớt do Công ty có được những hợp đồng cung cấp dài hạn từ năm trước nên khi giá thị trường mặc dù tăng, nhưng Công ty vẫn mua được với mức giá thấp hơn so với thời điểm hiện tại. Vì vậy, làm cho giá vốn hàng bán cũng như tỷ lệ CPKB thấp và tỷ lệ SDĐP cao.Nên xét trong ngắn hạn cần đẩy mạnh tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm dầu, nhớt, xăng sẽ giúp tăng lợi nhuận cho Công ty.
Khẳng định về sự hoạt động hiệu quả hơn cả trong dài hạn của hai mặt hàng dầu, nhớt và xăng khi xem xét đến con số tỷ lệ SDBP. Tỷ lệ SDBP của hai mặt hàng này cao hơn hẳn mặt hàng gas đặc biệt là dầu, nhớt có tỷ lệ cao nhất 6,03% doanh số. Do Công ty đã kiểm soát được các chi phí thuê ngoài như bốc xếp, bao bì sản phẩm khá tốt ở hai mặt hàng này. Và chi phí bất biến trực thuộc(chi phí thuê kho bãi) mà ba bộ phận này phải chịu là như nhau. Mặc dù doanh số bán của gas rất cao, nhưng đã bù đắp đi 234,7 tỷ đồng của CPKB. Nên sau khi trừ đi các khoản chi phí mà chính bản thân nó gánh chịu thì tỷ lệ SDBP đang ở mức thấp nhất chỉ còn là 1,40% tương ứng với giá trị 3,29 tỷ đồng. Tuy vậy, không thể nói hiệu quả hoạt động từ bán sản phẩm gas
25,02% 2,70% 72,28% Dầu, Nhớt Xăng LPG, Gas 58% 4% 38% Dầu, Nhớt Xăng LPG, Gas
Hình 4.8: CƠ CẤU DOANH THU BÁN HÀNG THEO TỪNG
MẶT HÀNG TRONG NHÓM NHIÊN LIỆU NĂM 2010
Hình 4.9: CƠ CẤU SDBP THEO TỪNG MẶT HÀNG TRONG NHÓM NHIÊN LIỆU
là xấu, bởi tỷ lệ SDBP hay khả năng sinh lời mà nó tạo ra vẫn là một con số dương, đồng nghĩa với việc kinh doanh mặc hàng này vẫn thu được lợi nhuận đóng góp vào nhóm Nhiên liệu.
Tóm lại, từ kết quả của những vấn đề trên. Xét trong ngắn hạn hay trong dài hạn, để có thể nâng cao lợi nhuận, Công ty nên tập trung tỷ lệ đầu tư phát triển vào hai mặt hàng dầu, nhớt và xăng nhiều hơn Đặc biệt là dầu, nhớt. Vì thông qua phân tích bộ phận thì cả hai mặt hàng này đều có tỷ lệ SDBP cao hơn so với trung bình tỷ lệ SDBP của nhóm Nhiên liệu (2,6%) và tỷ lệ của dầu, nhớt là cao nhất. Bên cạnh cần kiểm soát lại chi phí đối với mặt hàng gas, để có thể thu được lợi nhuận tốt hơn từ việc kinh doanh gas.
4.3.2.2 Phân tích báo cáo bộ phận nhóm Hàng hóa khác năm 2010
Nhóm hàng hóa khác Công ty kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau, có thể phân thành ba mặt hàng chính là bếp gas, ruột xe máy, vỏ xe máy. Với hai mặt hàng ruột xe máy và vỏ xe máy Công ty chỉ mới kinh doanh trong năm 2010, từ nhu cầu của thị trường.
Theo đồ thị cơ cấu doanh thu và đồ thị cơ cấu SDBP ở sơ đồ hình 4.10 và 4.11 bên dưới, cho thấy doanh số thu được từ sản phẩm bếp gas là cao nhất chiếm 56,01% trong tổng doanh thu bán hàng của nhóm hàng hóa khác; thấp nhất là mặt hàng ruột xe máy, chỉ chiếm 12,82%.
Xét về khả năng sinh lời trong ngắn hạn thì sản phẩm bếp gas có SDĐP lớn nhất trong ba loại sản phẩm 48,5 triệu đồng, và tỷ lệ SDĐP cao thứ hai chiếm 2,07%. Ruột xe máy và Vỏ xe máy vì là những mặt hàng chỉ mới kinh doanh nên vẫn chưa có nhiều khách hàng, số lượng tiêu thụ không cao do đó doanh thu vẫn còn khá thấp. Đồng thời kế hoạch chi phí cho hai mặt hàng mới này không được khả thi. Trong năm 2010 Công ty đã chi nhiều vào CPKB của ruột và vỏ xe máy như giá vốn hàng bán, chi phí bốc xếp, vận chuyển v.v..vì nhà cung cấp không nhiều, không có nhiều sự lựa chọn cho chi phí đầu vào. Dẫn đến CPKB chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu và SDĐP rất nhỏ so với mặt hàng bếp gas.
Nhưng xét về khả năng thu lợi vỏ xe máy lại là mặt hàng có tiềm năng hơn ruột xe máy, bởi vì tỷ lệ SDĐP của nó cao hơn tỷ lệ SDĐP của ruột xe máy và là cao nhất trong ba sản phẩm.
Hình 4.7: BẢNGPHÂN TÍCH BÁO CÁO THU NHẬP NHÓM HÀNG HÓA KHÁC NĂM 2010
Đơn vị tính: 1.000 đồng
CHỈ TIÊU HÀNG HÓA KHÁC BẾP GAS RUỘT XE MÁY VỎ XE MÁY
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 2.368.512 100,00 1.326.603 100,00 303.643 100,00 738.266 100,00
Chi phí khả biến 2.300.077 98,11 1.278.101 97,93 300.392 98,93 721.584 97,74
Giá vốn hàng bán 1.947.354 82,22 1.082.494 82,93 247.924 81,65 616.936 83,57 Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm 302.007 12,75 169.111 12,96 43.440 14,31 89.456 12,12 Chi phí bốc xếp 34.956 1,50 18.263 1,40 6.110 2,01 10.583 1,43 Chi phí vận chuyển 15.760 0,67 8.233 0,63 2.918 0,96 4.609 0,62
Số dư đảm phí 68.435 2,89 48.502 2,07 3.251 1,07 16.682 2,26
Chi phí bất biến trực tiếp 1.262 0,05 702 0,05 161 0,05 400 0,05
Chi phí thuê kho bãi 1.262 0,05 702 0,05 161 0,05 400 0,05
Số dư bộ phận 67.173 2,84 47.800 3,60 3.090 1,02 16.282 2,21
Chi phí bất biến chung 27.158 1,15
Lương nhân viên bàn hàng 12.555 0,54 BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 2.762 0,12 Chi phí điện thoại, fax, internet 1.063 0,05
Chi phí điện nước 733 0,03
Chi phí công cụ, dụng cụ 618 0,03 Chi phí khấu hao TSCĐ 5.358 0,23 Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, trang
thiết bị 4.069 0,17
Do đó, trong ngắn hạn Công ty cần đẩy mạnh tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm bếp gas. Khi đó cùng một khoản tiền tăng lên của doanh số thì trong ngắn hạn CPBB không đổi thu nhập thuần hay SDBP của bếp gas sẽ cao và sẽ đẩy mạnh tỷ lệ SDĐP trung bình của nhóm hàng hóa khác này tăng lên. Một mặt hàng tiềm năng cần được mở rộng là vỏ xe máy. Công ty cần xem xét lại các chính sách kiểm soát chi phí phù hợp hơn với hai mặt hàng mới để thu được lợi hơn.
Xét về lâu dài sản phẩm bếp gas vẫn chiếm ưu thế do tạo ra SDBP là lớn47,8 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ SDBP là 3,60% và lớn nhất trong ba mặt hàng. Do sản phẩm bếp gas có SDĐP cao hơn hai mặt hàng còn lại. Mặc khác khoản mục CPBB trực tiếp, cụ thể hơn là chi phí thuê kho bãi của mỗi sản phẩm đều như nhau đều chiếm 0,05% trong tổng doanh thu bán hàng của từng bộ phận. Vì vậy phần lãi còn lại sau khi lấy SDĐP trừ đi khoản CPBB trực thuộc của bếp gas vẫn còn cao hơn rất nhiều so với hai mặt hàng ruột và vỏ xe máy. Nhìn chung trong dài hạn Công ty muốn tăng lợi nhuận thì cần tập trung cho mặt hàng bếp gas là khả thi hơn.