5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):
3.3.4 Phương hướng phát triển
Luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng.
Không ngừng nâng cao chất lượng toàn bộ hoạt động Công ty, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với yêu cầu.
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và không ngừng nâng cao đời sống đội ngũ nhân viên trong Công ty.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời cung cấp cho khách hàng những lợi ích tốt nhất khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ do Công ty cung cấp.
Phương châm hoạt động của Công ty là “Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả”.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Công ty Cồ phần Vật tư Hậu Giang là một công ty thương mại kinh doanh đa mặt hàng. Do đó, bài luận văn sẽ thực hiện phân tích báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hay từng nhóm mặt hàng mà công ty hiện đang kinh doanh. Theo tính chất của hàng hóa có sẵn ở công ty thì có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm Vật liệu xây dựng, Nhóm Nhiên liệu và Nhóm Hàng hóa khác. Nhóm Vật liệu xây dựng sẽ bao gồm các mặt hàng sau: xi măng, thép, vật liệu khác (cát, đá, gạch, v.v..). Nhóm Nhiên liệu gồm: nhớt, xăng, dầu, gas, v.v… Riêng Nhóm Hàng hóa khác là các mặt hàng khác với hai nhóm trên và những mặt hàng mà công ty chỉ mới kinh doanh trong những năm gần đây như: bếp gas (và các phụ tùng như van bình gas, dây dẫn gas, các phụ kiện khác, v.v..), ruột xe máy và vỏ xe máy, v.v… Do đó để phân tích các báo cáo bộ phận tại Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, đầu tiên bài luận văn sẽ phân tích báo cáo bộ phận của toàn Công ty theo 3 nhóm mặt hàng chủ lực trên theo từng năm. Và ở mỗi nhóm mặt hàng bài luận sẽ tiếp tục phân tích báo cáo bộ phận cho từng mặt hàng cụ thể.
Để dễ dàng cho việc tiếp cận vấn đề, sơ đồ hình 4.1 dưới đây sẽ khái quát cụ thể hướng phân tích trong bài.
Hình 4.1: SƠ ĐỒ CÁC BỘ PHẬN THEO HƯỚNG PHÂN TÍCH
Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Nhóm Vật liệu xây dựng Nhóm Nhiên liệu Nhóm Hàng hóa khác
Xi măn g Thé p Vật liệu khá c Dầu , Nhớ t Gas LP G Xăn g Bếp gas Ruộ t xe má y Vỏ xe máy
4.1 PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Đểphục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị, đặc biệt là các báo cáo bộ phận, toàn bộ chi phí phát sinh trong Công ty cần phải được phân loại theo cách ứng xử, có chi tiết hóa trong từng bộ phận. Theo đó, chi phí được phân loại thành định phí và biến phí.
Đối với Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, các chi phí phát sinh trong Công ty sẽ được phân loại theo dạng thức của chi phí sau:
Bảng 4.1: PHÂN LOẠI CÁC DẠNG THỨC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Khoản mục chi phí
Loại chi phí
Thuyết minh
Giá vốn hàng bán Biến phí Gía vốn hàng bán biến đổi theo một tỷ lệ nhất định với doanh số bán hàng. Khi doanh thu bán bằng 0 thì giá vốn hàng bán cũng bằng 0. Khi doanh số bán hàng tăng (hoặc giảm) thì giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng. Giá vốn hàng bán sẽ được tính trực tiếp vào từng mặt hàng cụ thể của từng bộ phận.
Chi phí lương và các khoản trích theo lương
Định phí Công ty áp dụng lương tháng cố định cho tất cả các nhân viên bao gồm nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý. Việc tăng lương chỉ được xét theo một năm tài chính, tùy vào kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy trong ngắn hạn có thể xem đây là chi phí bất biến. Do đó, các khoản trích theo lương cũng là cố định. Đối với nhân viên bán hàng thì đây là định phí trực tiếp gắn liền với bộ phận bàn hàng và sẽ được phân bổ theo doanh số bán hàng. Riêng lương của nhân viên quản lý chung như: Giám đốc, Kế toán, Marketing, v.v..là những chi phí ảnh hưởng gián tiếp đến các bộ phận nên được xem là định phí chung của Công ty.
Chi phí vận chuyển, bốc xếp
Biến phí Là một khoản biến phí cấp bậc, vì chi phí này sẽ thay đổi theo một tỷ lệ với doanh số
bàn hàng. Chi phí này sẽ được tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm.
Chi phí vật liệu, bao bì sản phẩm
Biến phí Chi phí này phản ảnh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như: chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ, v.v.. dùng cho bộ phận bán hàng. Đây là chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm và thay đổi theo một tỷ lệ nhất định với doanh số bán hàng.
Chi phí thuê kho bãi
Định phí Đây là khoản chi phí cố định vì Công ty có ký kết hợp đồng thuê kho bãi hàng năm. Chi phí này liên quan trực tiếp đến nhiều mặt hàng, do đó sẽ được phân bổ theo giá vốn hàng bán của từng mặt hàng trong kho. Chi phí điện
thoại, fax, internet
Định phí Chi phí này bao gồm chi phí thuê bao cố định hàng tháng và phí ngoài thuê bao. Tuy nhiên, chi phí thuê bao cố định hàng tháng là không đáng kể so với tổng chi phí điện thoại hàng tháng. Đối với Công ty, chi phí này ít biến động qua các tháng. Đồng thời, chưa thấy có mối quan hệ nào giữa sự biến động chi phí điện thoại với hoạt động kinh doanh. Vì vậy, có thể xem đây là khoản chi phí cố định và sẽ được phân bổ theo doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, chi phí điện thoại của ban quản lý, Giám đốc,… được xem là định phí chung của Công ty.
Chi phí điện, nước
Định phí Mặc dù các chi phí này không giống nhau qua các kỳ nhưng mức biến động giữa các kỳ là nhỏ không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa nên đây được xem là khoản chi phí cố định. Tùy thuộc vào phạm vi sử dụng mà được phân thành định phí trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu tiền điện, nước phục vụ cho quản lý chung thì nó là định phí chung của Công
ty hay định phí gián tiếp. Nếu chi phí này được sử dụng cho bộ phận phục vụ cho hoạt động KD thì đó sẽ là định phí trực tiếp và sẽ được phân bổ theo doanh thu của từng bộ phận.
Chi phí tiếp khách, hội nghị
Định phí Đây là chi phí cố định của Công ty, phục vụ chung cho công tác quản lý và điều hành, không phụ thuộc vào mức độ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Định phí Các chi phí này nhằm phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của khối văn phòng, khá ổn định và không phụ thuộc vào mức độ hoạt động hay nó không tác động trực tiếp vào việc kinh doanh của Công ty nên đây được xem là định phí chung của Công ty.
Chi phí công cụ, dụng cụ
Định phí Chi phí công cụ, dụng cụ được sử dụng ở bộ phận nào thì chi phí phân bổ được xem là định phí trực tiếp của bộ phận đó. Nếu dùng ở bộ phận quản lý, kế toán, bảo vệ, v.v..thì được xem là định phí chung.
Chi phí văn phòng phẩm, in tài liệu, v.v..
Định phí Các chi phí này nhằm phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của khối văn phòng, khá ổn định và không phụ thuộc vào mức độ hoạt động hay nó không tác động trực tiếp vào việc kinh doanh của Công ty nên đây được xem là định phí chung của Công ty.
Chi phí khấu hao TSCĐ
Định phí Chi phí khấu hao của các TSCĐ, phục vụ hoạt động kinh doanh tại từng bộ phận như: Khấu hao tòa nhà Công ty, khấu hao các TSCĐ chung như xe ô-tô, hệ thống máy, v.v.. Chi phí khấu hao hàng kỳ được xác định theo phương pháp đường thẳng, nên trong thời gian ngắn (một năm tài chính) nó là chi phí cố định. Chi phí khấu hao các TSCĐ sử dụng tại từng bộ phận bán hàng được xem là định phí trực tiếp của mỗi bộ phận. Chi phí khấu hao các TSCĐ cho bộ phận quản lý, bảo vệ, các phòng ban chức năng được xem
là định phí chung của Công ty. Chi phí thuê
ngoài sửa chữa TSCĐ, các trang thiết bị
Định phí Đây là chi phí mà Công ty đã dự toán đầu năm tài chính nhằm mục đích sửa chữa các phương tiện, máy móc bị hư hỏng nhưng vẫn còn sử dụng được. Nếu chi phí này sử dụng cho các phương tiện vận tải, máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì đây là khoản định phí trực tiếp. Nếu chi phí này được sử dụng cho việc sửa chữa các thiết bị tại văn phòng như: máy tính, máy in, v.v..thì đây là định phí chung cho Công ty.
Phí, lệ phí Định phí Là các loại chi phí được chi ra nhằm đảm bảo cho Công ty có thể tiếp tục hoạt động như: thuế môn bài, tiền thuê đất,… Do đó, là định phí chung của Công ty.
Chi phí dự phòng Định phí Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí SX- KD của Công ty. Vì vậy, nó được xem là định phí chung của Công ty.
Chi phí lãi vay Định phí Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và được xem là định phí chung của Công ty.
Chi phí bằng tiền khác
Định phí Là các chi phí bằng tiền không nằm trong các khoản mục chi phí trên như: chi phí vệ sinh, chi phí cây cảnh, chi phí thuê bảo vệ, v.v.. Chi phí này là định phí chung của Công ty.
Nguồn: Tự tổng hợp
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC BỘ PHẬN GIAI ĐOẠN 2010-2012 CÁC BỘ PHẬN GIAI ĐOẠN 2010-2012
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của các nhóm sản phẩm giai đoạn 2010-2012 đoạn 2010-2012
Để đi vào phân tích báo cáo chi tiết cho từng nhóm mặt hàng và từng sản phẩm cụ thể (hay bộ phận kinh doanh), ta đi vào tìm hiểu sự biến động tổng quát về doanh thu và lợi nhuận của từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh này.
Bảng 4.2: DOANH THU BÁN HÀNG THEO NHÓM SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Doanh thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch năm
2011-2010
Chênh lệch năm 2012-2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nhóm Vật liệu xây dựng 1.119.749.939 77,14 1.319.456.160 80,42 1.243.641.812 78,50 199.706.221 17,83 (75.814.348) (5,75) Nhóm Nhiên liệu 329.499.410 22,70 318.595.500 19,42 338.910.949 21,40 (10.903.910) (3,31) 20.315.449 6,38 Nhóm Hàng hóa khác 2.368.512 0,16 2.747.150 0,16 1.737.357 0,10 378.628 15,99 (1.009.793) (36,76) Tổng 1.451.617.861 100,00 1.640.798.810 100,00 1.584.290.119 100,00 189.180.950 13,03 (56.508.689) (3,44)
Hình 4.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU CỦA CÁC NHÓM SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2010-2012
Qua hình 4.2, cho thấy mặc dù Công ty kinh doanh đa mặt hàng nhưng nhóm Vật liệu xây dựng vẫn được chú trọng.Đây là nhóm mặt hàng truyền thống mà Công ty đã bắt đầu kinh doanh từ khi mới thành lập. Do vậy, trong thời gian dài nhóm mặt hàng này đã tạo nên được uy tín và thương hiệu. Chính vì vậy mà doanh thu của nhóm Vật liệu xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của cả Công ty.
Kết hợp với bảng 4.2, trong năm 2010-1011 doanh số bán của vật liệu xây dựng tăng 199,7 tỷ đồng và hàng hóa khác tăng 378,6 triệu đồng. Ở cả hai nhóm mặt hàng đều có tốc độ gia tăng trên 15%. Nguyên nhân là do năm 2011, Công ty vẫn đặt mục tiêu kinh doanh cao nhất vào mặt hàng truyền thống và theo hằng năm nhóm mặt hàng này luôn đem lại lợi nhuận cao nhất. Mặc dù trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhưng nhờ vào những hợp đồng lâu dài, những dự án xây dựng lớn như dự án cầu Cần Thơ và một số công trình xây dựng khác, nên sản lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn được đảm bảo. Bên cạnh đó, Công ty có đợt hàng gas mới về trong năm 2011 với chất lượng tốt giá bán cao hơn cung cấp được cho những đơn hàng trước đó nên đã làm doanh thu bán hàng cao hơn năm 2010, và có tỷ lệ tăng doanh thucao thứ 2 trong ba nhóm.
Sang năm 2011-2012, do sự tăng giá xăng dầu, trong tháng 8-2012 xăng dầu đã ba lần tăng giá và là lần tăng giá thứ sáu kể từ đầu năm với mức tổng cộng 2.650 đồng/ lít. Đã kéo theo doanh thu của nhóm Nhiên liệu tăng lên khá cao là 20,3 tỷ đồng. Trái ngược với nhóm Nhiên liệu, doanh thu của nhóm Hàng hóa khác giảm mạnh. Do đợt hàng gas mới có giá bán cao, tăng lên đến
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2010 2011 2012 T ỷ đồn g Nhóm Vật liệu xây dựng Nhóm Nhiên liệu Nhóm Hàng hóa khác
100.000 đồng/bình, chất lượng tốt, số lượng tiêu thụ cao hơn. Còn các sản phẩm khác như vỏ xe máy, ruột xe máy nhu cầu trong năm 2012 không nhiều cũng đã góp phần làm giảm doanh thu ở nhóm Hàng hóa khác.Doanh thu của nhóm mặt hàng truyền thống cũng đã giảm với tỷ lệ là 5,75% tương ứng 75,8 tỷ đồng.
4.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của các nhóm sản phẩm giai đoạn 2010-2012 đoạn 2010-2012
Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, là một nhân tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại cũng như phản ánh được tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt hay không tốt. Hình 4.3 kết hợp bảng 4.3 dưới đây sẽ cho ta thấy được tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Vật tư hậu Giang qua ba năm 2010, 2011, 2012.
Lợi nhuận ở đây chỉ xét đến lợi nhuận ròng, lợi nhuận liên quan trực tiếp đến từng bộ phận, nghĩa là bài phân tích chỉ xét tới doanh thu bán hàng và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến bộ phận đó, các chi phí chung như chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ không được tính vào. Do đó, tổng lợi nhuận của ba nhóm mặt hàng trên sẽ khác với tổng lợi nhuận của cả Công ty, hay nói cách khác tổng lợi nhuận của cả Công ty sẽ thấp hơn tổng lợi nhuận của ba nhóm mặt hàng.
Năm 2010-2011, lợi nhuận của tất cả các nhóm mặt hàng đều có sự biến động tăng mạnh so với doanh thu. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng hóa khác với mức tăng trên 50%, mặc dù không là mặt hàng chủ lực của Công ty, do sự tăng giá bán đột ngột của đợt hàng gas mới. Đợt thay đổi sản phẩm mới làm tăng doanh thu bán hàng, đồng thời giá vốn mua vào lại có giá hợp lý hơn do đó làm tăng lợi nhuận cho nhóm mặt hàng này. Không thể không kể đến đó là nhóm mặt hàng truyền thống của Công ty, lợi nhuận của nó tăng trên 150%. Do có được những hợp đồng cung cấp xi măng, sắt, thép từ cuối năm 2010 chuyển sang nên sản lượng tiêu thụ vẫn còn được ổn định. Đồng thời, trong năm các nhà cung cấp của Công ty như: Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Thép Miền Nam, Công ty thép Hòa Phát,…đã đáp ứng nhu cầu đầu vào với mức giá tương đối hợp lý hạn chế được lượng tồn kho của các mặt hàng vật liệu xây dựng. Vì vậy làm cho lợi nhuận tăng ở mức khá cao.
Bảng 4.3: LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ THEO NHÓM SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2010-2012
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Lợi nhuận trước thuế
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nhóm Vật liệu xây dựng 12.930.284 74,09 35.211.079 87,98 24.775.719 68,86 22.483.519 172,31 (10.435.360) (29,64) Nhóm Nhiên liệu 4.482.377 25,68 4.747.099 11,86 11.164.928 31,03 224.995 5,91 6.417.829 135,19 Nhóm Hàng hóa khác 40.015 0,23 61.254 0,15 40.681 0,11 60.036 53,08 (20.573) (33,59) Tổng 17.452.676 100,00 40.019.432 100,00 36.981.328 100,00 22.566.756 129,30 (4.038.104) (10,09)