Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 28)

 Phương pháp so sánh: đây là phương pháp phổ biến nhất trong phân tích và đánh giá các đối tượng nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh giá ngân hàng là một sự cần thiết và thông dụng. Tính thời gian và sự biến thiên các mặt hoạt động của ngân hàng là rộng rãi và có liên quan đến nhiều vấn đề của một địa phương. Về nội dung, phương pháp này là nhìn nhận một số chỉ tiêu (giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối), một hiện tượng theo diễn biến thời gian (so sánh theo thời gian), so với cùng kỳ quá khứ để xác định tính chu kỳ so với kế hoạch đã đặt ra.

- Phương pháp so sánh số tương đối

+ Số tương đối động thái (%): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh). Sử dụng phương pháp này để thấy kết quả về hai mức độ của cùng một chỉ tiêu ở hai năm.

Số tương đối động thái =

Mức độ thực tế kỳ nghiên cứu (báo cáo)

X 100% Mức độ thực tế kỳ chọn so sánh

+ Số tương đối kết cấu: dùng xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên tổng một thể. Tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng thể bằng 100%.

Số tương đối kết cấu (Tỷ trọng) =

Số tuyệt đối của từng bộ phận (đơn vị)

X 100% Số tuyệt đối của tổng thể

+ Phần trăm tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phần trăm tăng/ giảm

của các chỉ tiêu kinh tế =

Chỉ tiêu năm sau - Chỉ tiêu năm trước

X 100% Chỉ tiêu năm trước

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Sử dụng phương pháp này để thấy được mức độ tăng trưởng (tăng, giảm) qua các năm.

15

Phần chênh lệch tăng/ giảm

của các chỉ tiêu kinh tế = Chỉ tiêu năm sau - Chỉ tiêu năm trước  Phương pháp chỉ số và hệ số: sử dụng để xác định một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay vốn qua các năm.

 Phương pháp đánh giá toàn diện: là phương pháp đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của ngân hàng. Hoạt động liên quan đến kinh tế vĩ mô đều được kết hợp và đánh giá dưới hai gốc độ khác nhau. Phương pháp này đi theo thời gian và từng hiện tượng vấn đề riêng đến tổng hợp đánh giá toàn diện. Các hiện tượng, vấn đề dặt ra riêng biệt, nhưng đồng thời cũng trong một mối tương quan chung.

16

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây chi nhánh cần thơ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)