Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây chi nhánh cần thơ (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài được thu thập từ các nguồn sau:

- Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán; số liệu thu thập từ phòng kinh doanh, phòng kế toán của ngân

14

hàng TMCP Phương Tây- chi nhánh Cần Thơ qua các năm (2010, 2011, 2012,và 6 tháng đầu năm 2013).

- Một số sách, báo, tạp chí chuyên ngành, tài liệu giáo trình, các báo cáo nghiên cứu, website, bài viết… có liên quan đến tình hình huy động vốn và cho vay trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Phương pháp so sánh: đây là phương pháp phổ biến nhất trong phân tích và đánh giá các đối tượng nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh giá ngân hàng là một sự cần thiết và thông dụng. Tính thời gian và sự biến thiên các mặt hoạt động của ngân hàng là rộng rãi và có liên quan đến nhiều vấn đề của một địa phương. Về nội dung, phương pháp này là nhìn nhận một số chỉ tiêu (giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối), một hiện tượng theo diễn biến thời gian (so sánh theo thời gian), so với cùng kỳ quá khứ để xác định tính chu kỳ so với kế hoạch đã đặt ra.

- Phương pháp so sánh số tương đối

+ Số tương đối động thái (%): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh). Sử dụng phương pháp này để thấy kết quả về hai mức độ của cùng một chỉ tiêu ở hai năm.

Số tương đối động thái =

Mức độ thực tế kỳ nghiên cứu (báo cáo)

X 100% Mức độ thực tế kỳ chọn so sánh

+ Số tương đối kết cấu: dùng xác định tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nên tổng một thể. Tất cả các tỷ trọng của các bộ phận trong một tổng thể bằng 100%.

Số tương đối kết cấu (Tỷ trọng) =

Số tuyệt đối của từng bộ phận (đơn vị)

X 100% Số tuyệt đối của tổng thể

+ Phần trăm tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phần trăm tăng/ giảm

của các chỉ tiêu kinh tế =

Chỉ tiêu năm sau - Chỉ tiêu năm trước

X 100% Chỉ tiêu năm trước

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Sử dụng phương pháp này để thấy được mức độ tăng trưởng (tăng, giảm) qua các năm.

15

Phần chênh lệch tăng/ giảm

của các chỉ tiêu kinh tế = Chỉ tiêu năm sau - Chỉ tiêu năm trước  Phương pháp chỉ số và hệ số: sử dụng để xác định một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn và cho vay vốn qua các năm.

 Phương pháp đánh giá toàn diện: là phương pháp đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của ngân hàng. Hoạt động liên quan đến kinh tế vĩ mô đều được kết hợp và đánh giá dưới hai gốc độ khác nhau. Phương pháp này đi theo thời gian và từng hiện tượng vấn đề riêng đến tổng hợp đánh giá toàn diện. Các hiện tượng, vấn đề dặt ra riêng biệt, nhưng đồng thời cũng trong một mối tương quan chung.

16

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG TÂY – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG TÂY – CHI NHÁNH CẦN THƠ TMCP PHƯƠNG TÂY – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Tây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng TMCP Phương Tây - Western Bank, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Cờ Đỏ được thành lập vào ngày 01 tháng 12 năm 1988 và hoạt động trên địa bàn Thành phố Cần Thơ với số vốn điều lệ nhỏ ban đầu là 320 triệu đồng và chính thức chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị từ tháng 06 năm 2007. Với định hướng phát triển ổn định và bền vững để từng bước xây dựng ngân hàng bán lẻ dựa trên công nghệ hiện đại, sau hơn 5 năm chuyển đổi mô hình với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng, Western Bank:

- Là ngân hàng duy nhất hiện nay sử dụng công nghệ vân tay trong giao dịch ngân hàng.

- Là ngân hàng duy nhất có trang web riêng dành cho sinh viên.

- Là ngân hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Ernst & Young Việt Nam khi mới chuyển đổi mô hình (2007) và liên tiếp trong các năm tiếp theo với ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Là Ngân hàng kết thống thành công với 3 Hệ thống liên minh Thẻ gồm: Banknet, VNBC, Smartlink.

* Đạt được những thành tựu từ đánh giá của các cơ quan hữu quan: - Được VietnamReport xếp trong VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2011

- Được VietnamReport xếp trong V1000 – Top 1000 Doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất năm 2011.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp hạng A trong 3 năm liền (2009, 2008, 2007).

- Đứng thứ 1 trong tổng số 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (ICT Index 2007).

17

- Nhận giải thưởng “Cúp vàng thương hiệu chứng khoán uy tín” trong 3 năm liền (2010, 2009, 2008) và “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” năm 2009.

- Nhận giải thưởng "Thương Mại dịch vụ Tiêu biểu Việt Nam" 2 năm liền (2010, 2009).

- Được Cấp Chứng thư Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp 2010 - Được Ngân hàng Thế giới dành cho nguồn vốn tài trợ phát triển nông thôn 70 tỷ đồng và 20.000 USD cho việc đào tạo phát triển nhân lực.

- Đơn vị hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế 4 năm liền (2010, 2009, 2008, 2007.

- Tích cực đóng góp và tài trợ cho năm Du lịch Quốc gia Mê Kong 2008.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Tây – Chi nhánh Cần Thơ.

Tháng 11 năm 1988 hội đồng Bộ trưởng ban hàng nghị định 53/HĐBT về việc chuyển đổi hệ thống Ngân hàng một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp; chi nhánh Ngân hàng TMCP Phương Tây – Cần Thơ ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt động Ngân hàng, các TCTD và các công ty tài chính. Do yêu cầu phục vụ cho sự phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Western Bank trong phạm vi cả nước, Ngân hàng TMCP Phương Tây – chi nhánh Cần Thơ đã được thành lập và đi vào hoạt động.

Ngân hàng TMCP Phương Tây – chi nhánh Cần Thơ là một trong số 78 chi nhánh/ phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Phương Tây, là doanh nghiệp có đại diệ pháp nhân và có con dấu riêng; hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng góp phần quản lý và lưu thông tiền tệ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, chi nhánh luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế, nông nghiệp, công thương nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu của thành phố; phát huy vai trò của một NHTM trong nền kinh tế thị trường; góp phần giải quyêt công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.

* Thông tin liên lạc:

- Địa chỉ: Số 127 – Lý Tự Trọng – Phường An Phú – Quận Ninh Kiều – Thành Phố Cần Thơ.

18

- FAX : (0710) 3730 958.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

19

Nguồn: Phòng Phát triển kinh doanh Ngân hàng TMCP Phương Tây – chi nhánh Cần Thơ, 2013.

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Tây – chi nhánh Cần Thơ

Giám đốc chi nhánh

Phó giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh

Phòng phát triển kinh doanh Phòng hành chính tín dụng Phòng kế toán Phòng nguồn lực Phòng công nghệ thông tin Phòng giao dịch Phòng ngân quỹ Chuyên viên phân tích kinh doanh Trưởng bộ phận + Giám sát + chuyên viên hành chính tín dụng Quỹ chính + Quỹ phụ Chuyên viên hành chính nhân sự Chuyên viên IT Trưởng bộ phận kế toán + Kế toán viên Giám sát + dịch vụ khách hàng + Giao dịch viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc chi nhánh

Tổ chức điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, phạm vi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên.

Phó Giám đốc chi nhánh

Hỗ trợ giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của giám đốc.

Phòng phát triển kinh doanh

Tiếp thị, mở rộng thị trường, phân tích kinh doanh và giới thiệu các sản phẩm.

Phòng hành chính tín dụng

- Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng và các tiểu dự án,…

- Thu hồi vốn và lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi.

- Phối hợp với các phòng chức năng dể phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện vai trò tham mưu cho ban giám đốc trong kế hoạch phát triển.

- Các mặt nghiệp vụ khác có liên quan đến tác nghiệp.  Phòng ngân quỹ

- Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt đồng Việt Nam và ngoại tệ, thẻ tiết kiệm, GTCG, hồ sơ tài sản thế chấp…), quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Phương Tây.

- Ứng và thu tiền mặt cho các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch trong và ngoài quỹ.

- Thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.

Phòng nguồn lực

- Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch duyệt hàng năm.

- Lên kế hoạch chương trình đào tạo nhân viên và quan hệ với trung tâm đào tạo.

21

- Tổng hợp kế hoạch từng phòng ban.

- Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định, công văn,.. tiếp nhận và phân công công tác, gửi công văntừ các phòng văn đến các cơ quan và lưu trữ văn thư.

Phòng công nghệ thông tin

- Quản lý mạng vi tính các chương trình và các phần mềm ứng dụng của Ngân hàng.

- Giải quyết các thắc mắc về ứng dụng công nghệ thông tin cho các phòng giao dịch.

- Triển khai quản lý mạng lưới máy ATM.

- Ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hiện đại.  Phòng Kế toán

- Thực hiện nguyên tắc, chế dộ kế toán thống kê, thanh toán liên hàng. - Kiểm tra kinh doanh vàng, đá quý, các khoản thu nhập, chi phí. - Theo dõi TSCĐ, công cụ lao động.

- Tổng hợp, lập các biểu mẫu báo cáo, bảng cân đối, làm việc với cơ quan thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng giao dịch

Là đơn vị phụ thuộc thực hiện chức năng kinh doanh của Ngân hàng như: cho vay, nhận tiền gửi, và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.

3.3 CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm đem lại lợi nhuận, Ngân hàng TMCP Phương Tây – chi nhánh Cần Thơ đã mở rộng và đa dạng hoá các loại hình hoạt động cũng như các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng là cá nhân, và các khách hàng là doanh nghiệp cụ thể như sau:

- Huy động vốn: huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân.

- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

22

- Hoạt động bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, và bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Góp vốn liên doanh.

- Dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, và dịch vụ kiều hối. - Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

- Phát hành thẻ thanh toán.

3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Thuận lợi

- Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Cần Thơ, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nắm bắt nhanh chóng các thông tin kinh tế - xã hội trên địa bàn, giúp khách hàng và chi nhánh thuận tiện trong việc giao dịch với nhau.

- Nền kinh tế vừa trải qua cơn khủng hoảng và đang trong giai đoạn phục hồi giúp hoạt động của ngân hàng tại địa phương ổn định hơn.

- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển; nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khả quan, cân đối trong tăng trưởng, hài hòa trong các mối quan hệ xã hội. Tương lai đây là điều kiện để chi nhánh tăng huy động vốn và mở rộng cho vay.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn, cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng. Cán bộ, nhân viên trong chi nhánh thường xuyên được đào tạo và tiếp xúc với các chương trình, công nghệ mới đảm bảo phục vụ cho khách hàng một cách tốt nhất.

- Với việc triển hai thành công và đưa vào hoạt động hệ thống bảo mật dùng vân tay (đây là hệ thống lần đầu tiên được sử dụng trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam) cho toàn bộ nhân viên khi truy cập cơ sở dữ liệu của Ngân hàng và áp dụng cho cả khách hàng, tạo điều kiện nâng cao mức độ thông tin bảo mật của khách hàng tạo niềm tin cho khách hàng.

- Nhờ triển khai thành công hệ thống Quản trị ngân hàng trực tuyến (hệ thống Corebanking với tên gọi Microbank) - với cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực giúp khách hàng an tâm khi giao dịch với khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ một cách chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

23

Khó khăn

Những thuận lợi trên đã góp phần không nhỏ vào hoạt động của chi nhánh, giúp chi nhánh hoạt động có hiệu quả và đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tại chi nhánh như:

- Do hệ thống Ngân hàng TMCP Phương Tây vừa chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng đô thị nên qui mô tài chính không lớn như một số NHTM khác, đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là các cá nhân điều này đã làm hạn chế về đối tượng khách hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tại địa phương.

- Với xu thế mở cửa trong hoạt động Ngân hàng, chi nhánh đang nằm trong thế chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều phía từ các chi nhánh NHTM khác như:

+ Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với nguồn vốn và trình độ quản lý tiên tiến, hiện đại hơn rất nhiều lần. Đây là kết quả của tiến trình gia nhập WTO với cam kết chúng ta phải mở cửa thị trường tài chính hoàn toàn vào năm 2011, đây là một trong những thách thức lớn nhất của Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý.

+ Các chi nhánh của các NHTM trong nước, hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có hơn 30 chi nhánh của các NHTM khác nhau với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và phong phú đòi hỏi Ngân hàng không

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây chi nhánh cần thơ (Trang 25)