Phân tích khối lượng Thép tồn kho của Cong ty trong 3 năm vừa qua (từ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 65 - 68)

vừa qua (từ 2011 đến 2013)

Trong sản xuất kinh doanh, việc xác định lượng tồn kho hàng hóa là hết sức cần thiết, bởi vì nó liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sự chênh lệch giữa hàng tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ tăng hay giảm, nó phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của công ty nhanh hay chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vì thế việc quản trị hàng tồn kho là vấn đề hết sức quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Đó cũng được xem như là một cơ hội và cũng thách đặt ra cho doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hành

54

động linh hoạt, kịp thời. Nhằm hạn chế rủi ra và mang lợi nhuận về cho Công ty.

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.10 Khối lượng hàng hóa tồn kho của công ty trong 3 năm qua (2011 - 2013)

Tồn kho đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi giai đoạn được đánh giá khác nhau là cần thiết hay không cần thiết. Nhưng vấn đề quan trọng là khối lượng hàng tồn kho được giữ là bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Phan Xuân Thủy, Giám đốc Công ty Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát, nhận xét: “Thật khó để nói tồn kho bao nhiêu là vừa vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lược kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng”. Hàng tồn kho phải đảm bảo không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên tồn kho quá lơn làm ứ đọng vốn (tăng chi phí sử dụng vốn) và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ (chứ không phải đầy đủ).

Qua số liệu từ biểu đồ 4.10 cho thấy lượng Thép tồn kho của Công ty giảm theo các năm. Năm 2011, lượng Thép tồn kho là 4,488 tấn ước tính khoảng 65,076 triệu đồng. Đến năm 2012 lượng Thép tồn kho giảm mạnh chỉ còn 1,654 tấn tương đương 25,306 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến lượng hàng tồn kho giảm mạnh đến như thế là do những biến động ngành Thép trong năm 2012 không có lợi cho doanh nghiệp. Nếu lượng tốn kho, trữ hàng càng lớn thì chi phí cho hoạt động lưu kho rất tốn kém. Đồng thời nguồn vốn của công ty không linh hoạt.

55

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Marketing, công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.11 Giá trị Thép tồn kho của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang trong 3 năm (từ 2011 đến 2013)

Năm 2013 lượng Thép tồn kho vẫn tương đối ổn định theo biến động của thị trường với 1,959 tấn tương đương 27,623 triệu đồng. Nguyên nhân làm lượng Thép tồn kho tăng lên là do lượng Thép mua vào và bán ra của công ty càng tăng. Do nhận thấy những chuyển biến có lợi vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014 nên Công ty đã tăng lượng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhìn chung, lương Thép tồn kho của Công ty tương đối khá hiệu quả. Lượng tồn kho không quá lớn, cũng không quá thiếu hụt so với nhu cầu của khách hàng, biến động của thị trường. Bên cạnh đó Công ty cần linh hoạt lưu kho một số mặt hàng bán chạy để tận dụng những biến động của thị trường nhằm thu lợi nhuận.

56

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)