CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TRONG 3 NĂM (2011 – 2013)
Bảng 4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 – 2013) Đvt: triệu đồng Khoản mục Kết quả kinh doanh năm 2011 Kết quả kinh doanh năm 2012 Kết quả kinh doanh năm 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,451,876 1,663,546 1,606,075 2. Các khoản giảm trừ 258 27 11 3. Giá vốn hàng bán 1,394,150 1,579,936 1,530,165 4. Lợi nhuận gộp (1-2-3) 57,567 83,582 75,897
45 5. Doanh thu từ hoạt động tài
chính 4,164 3,777 2,776
6. Chi phí tài chính(lãi NH) 2,428 12,306 17,934
7. Chi phí bán hàng 38,031 39,986 37,188
8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 13,391 18,255 11,379 9. Lợi nhuận từ HĐKD (4+5- 6-7-8) 7,779 16,811 12,171 10. Thu nhập từ hoạt động khác 12,411 3,354 973 11. Chi phí khác 152 230 81 12. Lợi nhuận khác 12,258 3,124 891
13. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 20,038 19,936 17,56
14. Lợi nhuận sau thuế 16,543 15,032 14,478
Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Gian
Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Hình 4.3 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 -2013). (Đvt: triệu đồng)
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.3, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này tăng giảm không đồng đều. Về doanh thu theo
46
biểu đồ 4.3, ta thấy doanh thu tăng từ 1,451,876 triệu đồng năm 2011 lên 1,663,546 triệu đồng năm 2012 tăng đến 211,670 triệu đồng, chiếm 14,58%. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy doanh thu giảm từ 1,663,546 triệu đồng của năm 2012 xuống còn 1,606,075 triệu đồng trong năm 2013, giảm nhẹ 57,471 triệu đồng tương đương 3,58%. Nguyên nhân này ta dễ dàng thấy khi nhìn vào bảng 4.2 do công ty có chi phí tài chính tăng quá cao từ 2,428 trong năm 2011 lên đến 17,934 trong năm 2013 tăng đến 15,506 triệu đồng. Mặt khác năm 2013 cũng là năm mà cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy công ty vẫn đạt doanh thu ổn định, chỉ giảm khoảng 3,58%.
Trong khi doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán luôn nhỏ hơn doanh thu cho thấy Công ty có thể kiểm soát được giá vốn hàng bán, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và chi phí khác từ đó dẫn đến giá thành giảm xuống. Điều này cho thấy Công ty đang có chiến lược kinh doanh là gia tăng sản lượng nhằm đạt doanh thu tối đa để mở rộng thị phần.Với tình hình trên, chúng ta nên hạn chế chi phí tài chính để đạt hiệu quả trong kinh doanh.
Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Hình 4.4 Chi phí tài chính của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 – 2013) (đvt: triệu đồng).
Qua bảng số liệu 4.2 và biểu đồ 4.4 ta có thể nhận thấy chi phí tài chính chi cho hoạt động kinh doanh tăng cao trong 3 năm trở lại đây (từ 2011 đến 2013). Cụ thể, năm 2011 chi phí tài chính cho hoạt động kinh doanh của Công ty là 2, 428 triệu đồng. Đến năm 2012, chi phí tài chính của Công ty bất ngờ tăng cao lên đến 12,306 triệu đồng gấp 05 lần so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tài chính tăng cao như vậy là do: năm 2012 là năm nền kinh tế
47
gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao dẫn đến giá trị hàng hóa và dịch vụ vì thế cũng tăng cao, kéo theo nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Đứng trước tình hình kinh tế khó khăn như vậy, Công ty đã tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng, lưu kho, thanh toán linh hoạt để có thể trụ được trong thời buoir kinh tế khó khăn này. Chính vì vậy mà Công ty đã vay nguồn vốn của ngân hàng để bù vào việc thanh toán trả chậm, bù vào chi phí kho bải, vận chuyển, đầu tư cho các chương trình xúc tiến bán hàng…Vì thế làm cho chi phí tài chính của Công ty trong năm 2012 tăng cao.
Năm 2013, chi phí tài chính của Công ty liên tục tăng từ 12,306 triệu đồng năm 2012 lên đến 17,934 triệu đồng năm 2013 tăng 5,628 triệu đồng. Trong năm 2013 mặc dù giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nhưng chi phí tài chính không giảm mà tăng liên tục là do: Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua các danh mục đầu tư trong năm 2013 là đầu tư vào các pương tiện vận tải phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh (đầu tư 02 xe tải ngành gas, đầu tư xưởng cơ khí, đầu tư xe bán tải ngành sơn, đầu tư xe tải ngành dầu nhờn, đầu tư xe tải ngành sơn và sữa chức khác). Đồng thời xây dựng cơ bản các công trình phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.3 Báo cáo thường niên khoản mục dự án đầu tư trong năm 2013 của Công ty
Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing, Xây dựng cơ bản – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Nội dung Thực hiện (triệu đồng)
1. Đầu tư phương tiện 3,730
- Đầu tư 02 xe tải ngành gas 1,750
- Đầu tư xe tải ngành sơn 280
- Sữa chữa phương tiện 1,700
2. Xây dựng cơ bản 1,720
- Sữa chữa nhà 135 Trần Hưng Đạo 494
- Sữa chữa kho 8A 384
- Sữa chữa văn phòng đường 3/2 332
- Sữa chữa khác 510
48
Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Hình 4.5 Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 – 2013)
Về Lợi nhuận sau thuế khi nhìn vào bảng 4.2 và biểu đồ 4.4 ta thấy: lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2011, 2012, 2013 đều đạt khá cao nhưng giảm liên tục trong 3 trở lại đây: Năm 2011 đạt 16,543triệu đồng giảm xuống còn 15,032 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán ngày càng tăng từ 1,394,150 triệu đồng năm 2011 lên 1,579,936 triệu đồng năm 2012, chính vì giá vốn hàng bán tăng đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ giảm. Để khắc phục tình trạng này công ty cần khai thác các nguồn vốn trong và ngoài Công ty bằng những hình thức; huy động vốn kinh doanh của công ty dưới hình thức vay ngắn hạn ngân hàng, thanh toán tiền hàng, hàng tồn kho trong công ty để nguồn vốn luân chuyển kịp thời.
Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 14,478 triệu đồng giảm 554 triệu đồng so với năm 2012. Có thể thấy năm 2013 tình hình kinh doanh của Công ty không mấy thuận lợi, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, chi phí tài chính tăng và chi phí khác tăng cao dẫn đến lợi nhuận sau thế vì thế giảm.
Nhìn chung qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (từ 2011 đến 2013) cho thấy Công ty kinh doanh chưa hiệu quả. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, chi phí bán hàng, chi phí xây dựng và làm mới liên tục tăng cao, nợ khó đói kéo dài làm cho chi phí tài chính tăng cao. Tất cả làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty vì thế sụt giảm. Tuy nhiên sự sụt giảm này chưa đến mức làm Công ty rơi vào tình trạng ngưng hoạt động. Trước tình hình trên Công ty cần triển khai thực hiện việc
49
đầu tư cho xây dựng cơ bản một cách hợp lý, giải quyết nợ khó đòi, đồng thời có mối quan hệ tốt hơn đối với các nhà cung cấp hàng hóa để được mức giá tốt nhất.