TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG NƯỚC NĂM

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 53)

4.2.1 Tổng quan thị trường Thép trong nước năm 2013

Năm 2013 được xem là một năm khó khăn đối với ngành Thép trong nước do nền kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng khiến tiêu thụ Thép giảm mạnh; gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản còn nhiều vướng mắc chưa phát huy tác dụng; công suất sản xuất lớn khiến cung vượt cầu đồng thời phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu thép có chứa nguyên tố Bo trốn thuế.

Khó khăn và yếu kém nhất của ngành Thép hiện nay là do nguồn vốn hạn chế, phụ thuộc chủ yếu đi vay, nguồn nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu phôi, cộng với công nghệ lạc hậu... dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, từ đó tạo nên sức cạnh tranh yếu. Theo số liệu thống kê, hiện có gần 30%

42

doanh nghiệp ngành thép sử dụng công nghệ lạc hậu, hơn 40% sử dụng công nghệ ở mức trung bình. Chỉ khoảng 30% sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại. (Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam)

Tăng trưởng toàn ngành trong năm nay dự kiến khoảng 7%. Sản lượng Thép thành phẩm đạt khoảng 10 triệu tấn, tăng khoảng 8,5% so với năm 2012, trong khi đó, lượng Thép tiêu thụ thực tế của cả nước chỉ đạt 1/3 công suất thiết kế của các nhà máy. Vì vậy ngành thép vẫn đang trong tình trạng khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.

Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp thép đã tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước như Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Campuchia.

Ước tính hết năm nay, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu khoảng 2,5 triệu tấn Thép và các sản phẩm về thép, giá trị kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD. Một số sản phẩm thép có lượng xuất khẩu tăng cao như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (tăng 62,8%), ước đạt gần 800.000 tấn, tiếp theo là Thép hình, thép không gỉ lần lượt tăng 46% và 39%. Tuy nhiên, lượng ống thép không hàn chủ yếu là tái xuất khẩu do trong nước chưa sản xuất được tăng 60%.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm nay, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội sản xuất gần 5 triệu tấn thép và tiêu thụ hơn 4,6 triệu tấn, lượng thép tồn kho còn khoảng 300.000 tấn.

Theo các số liệu của Tổng cục Hải quan, tính tới 15/12, Việt Nam đã nhập khẩu 9 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 6,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Như vậy là năm nay thị trường thép nhập siêu khoảng 5 tỷ USD, tương đương với mức năm ngoái.

Giá Thép năm nay có chiều hướng giảm. Tháng cuối năm, giá bán đầu nguồn các mặt hàng Thép xây dựng giảm ở cả Miền Bắc và Miền Nam do sức tiêu thụ hạn chế cũng như nhiều doanh nghiệp giảm giá (lãi suất ngân hàng giảm dẫn đến chi phí tài chính giảm, chi phí nguyên vật liệu giảm...). Hiện Tổng công ty Thép Việt Nam đã điều chỉnh giảm giá bán Thép xây dựng từ ngày 04/11/2013 với mức giảm 700 đồng/kg. Các công ty liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn giữ ổn định giá bán.

43

Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam

Hình 4.2 Diễn biến giá thép trong nước từ tháng 3/2010 tới nay (Đvt: 1000 đồng/kg)

4.2.2 Dự báo thị trường Thép năm 2014

Ngành Thép là một trong những ngành cốt lỗi của Việt Nam hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Tiêu thụ Thép hiện nay của Việt Nam đang đứng thứ 3 trong khối ASEAN, sau Thái Lan và In-đô-nê-xi-a. Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam vẩn chưa trưởng thành và nước ta đang trở nên đô thị hóa hơn, nên trên 80% nguyên liệu Thép được sử dụng vào mục đích xây dựng. Ngoài ra, sự tương quan giữa mức tiêu thụ Thép bình quân đầu người là mức cao trong các nước châu Á. Ngành có tiềm năng phát triển dài hạn nhưng vẩn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Ngày 22/2/2014 đã diễn ra khai mạc phiên đàm phán TPP mới nhất với sự tham gia của 12 nước tại ở Singapore. Tại Hội nghị Bộ trưởng TPP lần này, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận những lĩnh vực chưa đạt được đồng thuận như đầu tư, dịch vụ tài chính, doanh nghiệp nhà nước, thương mại điện tử, mở cửa thị trường, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, nông nghiệp, dệt may...Việc tham gia vào TPP sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Thị trường chính nhập khẩu sắt Thép của Việt Nam trong thời gian này là Campuchia, chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng; kế đến là thị trường Indonesia. Khi TPP có hiệu lực, các mức thuế suất sẽ giảm đáng kể, các doanh nghiệp thép của Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu Sắt Thép, góp phần tăng sản lượng tiêu thụ.

44

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 8 tỷ USD giai đoạn 2010- 2015 có xét đến năm 2025. Theo dự báo, nhu cầu Thép thành phẩm của Việt Nam năm 2010 là 11 - 12 triệu tấn, năm 2015 là 15 - 16 triệu tấn, năm 2025 khoảng 24 - 25 triệu tấn. Mục tiêu đến năm 2015 Việt Nam sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu Thép của nền kinh tế và xuất khẩu khoảng 0,5 triệu tấn gang, thép các loại.

Trong đó, mục tiêu cụ thể đối với sản xuất gang đến năm 2015 đạt 5,0 - 5,8 triệu tấn, năm 2025 đạt từ 10 - 12 triệu tấn. Đối với phôi Thép, năm 2015 đạt 6 - 8 triệu tấn và đến năm 2025 đạt từ 12 - 15 triệu tấn. Thép thành phẩm dự kiến sản xuất đạt 11 - 12 triệu tấn vào năm 2015, 19 - 22 triệu tấn vào năm 2025. Đến năm 2015, xuất khẩu từ 0,5 - 0,7 triệu tấn gang thép các loại, năm 2025 xuất khẩu đạt 1,2 - 1,5 triệu tấn (Nguồn: Bộ Công Thương).

Bởi vì, giai đoạn 2010 - 2015 tập trung đầu tư 6 dự án lớn của ngành Thép là Liên hợp Thép Hà Tĩnh công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm; Liên hợp Thép Dung Quất công suất 5 triệu tấn/năm; Dự án nhà máy cán Thép nóng, Thép nguội, mạ kẽm chất lượng cao công suất 3 triệu tấn/năm do Posco (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư; Dự án nhà máy Thép cuộn, Thép lá cán nóng chất lượng cao công suất 2 triệu tấn/năm do Ấn Độ phối hợp với một số công ty trong nước thực hiện; Dự án mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên; Dự án liên hợp Thép Lào Cai.

4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TRONG 3 NĂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG TRONG 3 NĂM (2011 – 2013)

Bảng 4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 – 2013) Đvt: triệu đồng Khoản mục Kết quả kinh doanh năm 2011 Kết quả kinh doanh năm 2012 Kết quả kinh doanh năm 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,451,876 1,663,546 1,606,075 2. Các khoản giảm trừ 258 27 11 3. Giá vốn hàng bán 1,394,150 1,579,936 1,530,165 4. Lợi nhuận gộp (1-2-3) 57,567 83,582 75,897

45 5. Doanh thu từ hoạt động tài

chính 4,164 3,777 2,776

6. Chi phí tài chính(lãi NH) 2,428 12,306 17,934

7. Chi phí bán hàng 38,031 39,986 37,188

8. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 13,391 18,255 11,379 9. Lợi nhuận từ HĐKD (4+5- 6-7-8) 7,779 16,811 12,171 10. Thu nhập từ hoạt động khác 12,411 3,354 973 11. Chi phí khác 152 230 81 12. Lợi nhuận khác 12,258 3,124 891

13. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 20,038 19,936 17,56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Lợi nhuận sau thuế 16,543 15,032 14,478

Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Gian

Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.3 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 -2013). (Đvt: triệu đồng)

Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.3, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này tăng giảm không đồng đều. Về doanh thu theo

46

biểu đồ 4.3, ta thấy doanh thu tăng từ 1,451,876 triệu đồng năm 2011 lên 1,663,546 triệu đồng năm 2012 tăng đến 211,670 triệu đồng, chiếm 14,58%. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy doanh thu giảm từ 1,663,546 triệu đồng của năm 2012 xuống còn 1,606,075 triệu đồng trong năm 2013, giảm nhẹ 57,471 triệu đồng tương đương 3,58%. Nguyên nhân này ta dễ dàng thấy khi nhìn vào bảng 4.2 do công ty có chi phí tài chính tăng quá cao từ 2,428 trong năm 2011 lên đến 17,934 trong năm 2013 tăng đến 15,506 triệu đồng. Mặt khác năm 2013 cũng là năm mà cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy công ty vẫn đạt doanh thu ổn định, chỉ giảm khoảng 3,58%.

Trong khi doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán luôn nhỏ hơn doanh thu cho thấy Công ty có thể kiểm soát được giá vốn hàng bán, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và chi phí khác từ đó dẫn đến giá thành giảm xuống. Điều này cho thấy Công ty đang có chiến lược kinh doanh là gia tăng sản lượng nhằm đạt doanh thu tối đa để mở rộng thị phần.Với tình hình trên, chúng ta nên hạn chế chi phí tài chính để đạt hiệu quả trong kinh doanh.

Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.4 Chi phí tài chính của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 – 2013) (đvt: triệu đồng).

Qua bảng số liệu 4.2 và biểu đồ 4.4 ta có thể nhận thấy chi phí tài chính chi cho hoạt động kinh doanh tăng cao trong 3 năm trở lại đây (từ 2011 đến 2013). Cụ thể, năm 2011 chi phí tài chính cho hoạt động kinh doanh của Công ty là 2, 428 triệu đồng. Đến năm 2012, chi phí tài chính của Công ty bất ngờ tăng cao lên đến 12,306 triệu đồng gấp 05 lần so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tài chính tăng cao như vậy là do: năm 2012 là năm nền kinh tế

47

gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao dẫn đến giá trị hàng hóa và dịch vụ vì thế cũng tăng cao, kéo theo nhu cầu tiêu dùng suy giảm. Đứng trước tình hình kinh tế khó khăn như vậy, Công ty đã tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng, lưu kho, thanh toán linh hoạt để có thể trụ được trong thời buoir kinh tế khó khăn này. Chính vì vậy mà Công ty đã vay nguồn vốn của ngân hàng để bù vào việc thanh toán trả chậm, bù vào chi phí kho bải, vận chuyển, đầu tư cho các chương trình xúc tiến bán hàng…Vì thế làm cho chi phí tài chính của Công ty trong năm 2012 tăng cao.

Năm 2013, chi phí tài chính của Công ty liên tục tăng từ 12,306 triệu đồng năm 2012 lên đến 17,934 triệu đồng năm 2013 tăng 5,628 triệu đồng. Trong năm 2013 mặc dù giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nhưng chi phí tài chính không giảm mà tăng liên tục là do: Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua các danh mục đầu tư trong năm 2013 là đầu tư vào các pương tiện vận tải phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh (đầu tư 02 xe tải ngành gas, đầu tư xưởng cơ khí, đầu tư xe bán tải ngành sơn, đầu tư xe tải ngành dầu nhờn, đầu tư xe tải ngành sơn và sữa chức khác). Đồng thời xây dựng cơ bản các công trình phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Bảng 4.3 Báo cáo thường niên khoản mục dự án đầu tư trong năm 2013 của Công ty

Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing, Xây dựng cơ bản – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Nội dung Thực hiện (triệu đồng)

1. Đầu tư phương tiện 3,730

- Đầu tư 02 xe tải ngành gas 1,750

- Đầu tư xe tải ngành sơn 280

- Sữa chữa phương tiện 1,700

2. Xây dựng cơ bản 1,720

- Sữa chữa nhà 135 Trần Hưng Đạo 494

- Sữa chữa kho 8A 384

- Sữa chữa văn phòng đường 3/2 332

- Sữa chữa khác 510

48

Nguồn: Phòng kế hoạch Marketing – Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.5 Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua (2011 – 2013)

Về Lợi nhuận sau thuế khi nhìn vào bảng 4.2 và biểu đồ 4.4 ta thấy: lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm 2011, 2012, 2013 đều đạt khá cao nhưng giảm liên tục trong 3 trở lại đây: Năm 2011 đạt 16,543triệu đồng giảm xuống còn 15,032 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán ngày càng tăng từ 1,394,150 triệu đồng năm 2011 lên 1,579,936 triệu đồng năm 2012, chính vì giá vốn hàng bán tăng đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ giảm. Để khắc phục tình trạng này công ty cần khai thác các nguồn vốn trong và ngoài Công ty bằng những hình thức; huy động vốn kinh doanh của công ty dưới hình thức vay ngắn hạn ngân hàng, thanh toán tiền hàng, hàng tồn kho trong công ty để nguồn vốn luân chuyển kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 14,478 triệu đồng giảm 554 triệu đồng so với năm 2012. Có thể thấy năm 2013 tình hình kinh doanh của Công ty không mấy thuận lợi, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, chi phí tài chính tăng và chi phí khác tăng cao dẫn đến lợi nhuận sau thế vì thế giảm.

Nhìn chung qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (từ 2011 đến 2013) cho thấy Công ty kinh doanh chưa hiệu quả. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, chi phí bán hàng, chi phí xây dựng và làm mới liên tục tăng cao, nợ khó đói kéo dài làm cho chi phí tài chính tăng cao. Tất cả làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty vì thế sụt giảm. Tuy nhiên sự sụt giảm này chưa đến mức làm Công ty rơi vào tình trạng ngưng hoạt động. Trước tình hình trên Công ty cần triển khai thực hiện việc

49

đầu tư cho xây dựng cơ bản một cách hợp lý, giải quyết nợ khó đòi, đồng thời có mối quan hệ tốt hơn đối với các nhà cung cấp hàng hóa để được mức giá tốt nhất.

4.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TIÊU THỤ MẶT HÀNG THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (TỪ 2011 ĐẾN 2013) CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (TỪ 2011 ĐẾN 2013)

4.4.1 Phân tích hệ số tiêu thụ mặt hàng Thép của Công ty

Hệ số tiêu thụ hàng hóa được xem là một chỉ tiêu đánh giá tổng quát quá trình tiêu thụ hàng hóa ở mỗi doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết tỷ lệ hàng hóa mua vào và bán ra của Công ty. Nếu hệ số tiêu thụ này càng lớn chứng tở hàng hóa mua vào và bán ra ngày càng nhiều, hàng tồn kho càng ít và ngược lại.

Bảng 4.4 Phân tích hệ số tiêu thụ mặt hàng Thép của công ty trong 3 năm (2011 – 2013)

Chỉ tiêu ĐVT Mặt hàng Thép

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Gía trị hàng mua vào Triệu đồng 240,485 234,214 228,518 Gía trị vốn hàng bán Triệu đồng 264,021 251,265 244,315

Hệ số tiêu thụ % 109,80% 107,30% 106,90%

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Qua bảng số liệu 4.3 cho ta thấy hệ số tiêu thụ mặt hàng Thép của công ty Cổ phân Vật tư Hậu Giang là khá cao trên 100%. Cụ thể hệ số này ở năm 2011 đạt 109.8%, nghĩa là cứ 100 triệu đồng giá trị mặt hàng Thép mua vào thì giá trị hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ là 109.8 triệu đồng. Đến năm 2012 chỉ số này giảm rất ít chỉ còn 107.3%, nghĩa là cứ 100 triệu đồng giá trị mặt hàng Thép mua vào thì giá trị hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ là 107.3 triệu đồng. Điều này cho thấy giá trị mặt hàng Thép mua vào được tiêu thụ với tỷ lệ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 53)