Chức năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 43 - 47)

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông biểu quyết, là cơ quan quyếtđịnh cao nhất của Công ty. Đại hội đồng rổ đông gồm các quyền hạn sau:

+ Quyết định sữa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty.

+ Thông qua định hướng phát triển của Công ty, báo cáo tài chính hàng năm.

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm cử từng loại cổ phần.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

+ Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty. + Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

- Hội đồng quản trị: số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty gồm 05 thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền hạn sau:

+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty.

+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đới với Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó.

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc Công ty, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc gốp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

32

+ Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông và pháp luật về những công viêc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau:

+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

+ Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đông quản trị. Trình báo cáo kết quả thẩm định các vấn đề trên lên Đại hội đồng cổ đông thường niên.

+ Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nhóm cổ đông.

+ Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháo bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập, kiểm toán viên hoặc kế toán viên có chứng chỉ hành nghề để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội động quản trị trước khi trình bài báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

+ Các quyền khác được quy định tại điều lệ.

- Ban Giám Đốc: Ban Giám Đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm 03 thành viên. Giám đốc có nhiệm vụ:

+ Quyết định các vấn đề có liên quan đến công việc hằng ngày của công ty mà không cần phải có ý kiến của Hội đồng quản trị.

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.

33

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

+ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. + Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: có các chức năng sau:

+ Quản lý, tổ chức, điều hành, kiểm tra các hoạt động về chính sách tuyển dụng và điều phối lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình và quy mô phát triển của Công ty. Thực hiện quy trình tuyển dụng.

+ Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động về chính sách đào tạo và phát triển nhân viên.

+ Hoạch đinh chiến lược đào tạo và phát triển nguồn lực. Thực hiện quy trình đào tạo.

+ Quản lý, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các hoạt động về chế độ, chính ách lương bổng, đãi ngộ.

+ Giúp ban lãnh đạo quản lý lực lượng toàn Công ty.

+ Xây dựng quy trình lao động, quy chế làm việc trong Công ty.

+ Xây dựng chính sách lương bổng, đề xuất các chế độ đãi ngộ, phúc lợi tập thể.

+ Xây dựng thang bảng lương; theo dõi, kiểm tra và đề xuất việc điều chỉnh lương.

+ Lập báo cáo về công tác lao động – tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và các chế độ, chính sách khác đối với người lao động theo định kỳ lê Sở Lao động Thương binh xã hôi.

+ Quản lý, điều hành công tác hành chính – văn phòng trong Công ty. * Tổ chức, hoạt động hành chính, văn phòng như: văn thu, tài liệu, thông tin, báo cáo, phục vụ hậu cần, lễ tân, hội nghị…

* Duy trì công tác an toàn – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường trong công ty.

* Hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty và các chỉ thị của lãnh đạo của Công ty.

* Quản lý hệ thống điện, nước sinh hoạt, điện thoại, dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy toàn Công ty.

34

* Tổ chức và quản lý lực lượng bảo vệ chung trong Công ty và các đơn vị trực thuộc.

* Lập và triển khai phương án phòng cháy chữa cháy tại trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc.

+ Quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua – khen thưởng – kỷ luật: * Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua – khen thưởng – kỷ luật nội bộ phù hợp với Luật thi đua khen thưởng.

* Lập hồ sơ đề nghị khen thưởng hằng năm và định kỳ. * Lưu trữ hồ sơ khen thưởng – kỷ luật.

- Phòng kế toán: có các chức năng sau:

+ Tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản lý tài chính kế toán trong công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư.

+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong công ty theo đúng quy định Nhà nước và chế độ kế toán.

+ Kiểm tra các đơn vị trực thuộc về quản lý tài sản, tiền vốn tại đơn vị, chế độ chính sách về tài chính, kế toán.

+ Lập báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật.

+ Phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ việc chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của lãnh đạo công ty.

+ Tổ chức hướng dẫn các đơn vị thực thuộc công ty thực hiện chế độ hạch toán và báo cáo tài chính theo đúng quy định Nhà nước.

+ Tổ chức việc bảo quản và lưu giữ tài liệu kế toán theo pháp luật quy định.

- Phòng Kế hoạch – Marketing: có các chức năng sau:

+ Tổ chức công tác phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của công ty.

+ Hoạch định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng, thiết lập, duy trì các mối quan hệ bền vững và có lợi với khách hàng mục tiêu.

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của toàn công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức công tác thống kê và theo dõi việc thực hiện cấc chỉ tiêu kế hoạch của các đơn vị và toàn công ty; kịp thời điều chỉnh các kế hoạch cho

35

phù hợp với những diễn biến của thị trường nhằm đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu đề ra của công ty.

+ Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích thị trường, phát triển các khả năng, nhu cầu phù hợp với mục tiêu, khả năng của Công ty.

+ Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích tình hình cạnh tranh. + Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích các nhà cung cấp.

+ Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích khách hàng, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả.

+ Xây dựng các chương trình nhằm quảng bá và nâng cao hình ảnh của công ty, xây dựng thương hiệu.

+ Lập các hợp đồng mua bán và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng của công ty.

- Phòng Xây dựng cơ bản: có các chức năng sau:

+ Tham mưu cho giám đốc trong công tác quy hoạch tổng thể trong công ty.

+ Thực hiện các đề án xây dựng mới, sữa chữa các công trình xây dựng trong công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 43 - 47)