Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 83 - 90)

4.6.1.1 Khả năng tài chính

Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang lúc đầu là một doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (cũ) nay là thành phố Cần Thơ nhằm cung cấp vật tư cho tỉnh và các địa bàn lân cận. Đến năn 2002, theo chủ trương của nhà nước tiến hành cổ phần hóa thì tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều chuyển biến. Để hiểu rỏ hơn về tình hình tài chính của Công ty ta có thể điểm qua một số chỉ tiêu sau đây:

Nguồn: Phòng Kế hoạch –Marketing, Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.24 Chỉ số thanh khoản hiện hành của Công ty (2011- 2013) Chỉ số thanh khoản hiện hành cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả. (Nguyễn Xuân Tiến, “Tài chính – Tiền tệ ngân hàng”)

Từ biểu đồ 4.21 về chỉ số thành khoản hiện hành ta thấy chỉ số thanh khoản hiện hành của Công ty đang có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây,

72

năm 2011 là 0,95 lần có nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của Công ty thì có 0,95 đồng tài sản lưu động có thể đảm bảo cho việc thanh toán. Đến năm 2012 chỉ số này tăng lên 0,97 lần nghĩa là cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của Công ty thì có 0,97 đồng tài sản lưu động có thể đảm bảo cho việc thanh toán. Năm 2013, chỉ số này vẫn giữ nguyên con số 0,97 lần. Nhưng chỉ số thanh khoản hiện hành của Công ty trong 3 năm vừa qua < 1, điều này có thể thấy tình hình tài chính của Công ty đang gặp khó khăn. Tuy nhiên đây cũng không quá nghiêm trọng dẫn đến tình trạng phá sản.

Nguồn: Phòng Kế hoạch –Marketing, Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.25 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty (2011-2013)

Tỷ số này phản ánh mức sử dụng nợ của Công ty. Cụ thể cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của Công ty. Với Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang qua 3 năm gần đây nhất 2011, 2012, 2013 các tỉ số này lần lượt là: 56,85%, 75,08%, 64,75%. Điều này cho thấy, Công ty đang giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn là thế mạnh của Công ty nhưng việc duy trì với một tỉ lệ khá cao như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Công ty nên phân bổ nguồn vốn này cho kinh doanh và đầu tư các hoạt động tài chính khác như đầu tư chứng khoán đồng thời duy trì một tỉ lệ thích hợp với nguồn nợ phải trả.

73

Nguồn: Phòng Kế hoạch –Marketing, Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang

Hình 4.26 khả năng sinh lời của Công ty (2011-2013)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. (Nguyễn Xuân Tiến, “Tài chính – Tiền tệ ngân hàng”).

Theo số liệu cho thấy, Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang có 100 đồng doanh thu sẽ mang lại lợi nhuận 58 đồng vào năm 2011, năm 2012 là 78 đồng, năm 2013 là 67 đồng. Nhìn chung tỉ lệ này tuy giảm vào năm 2013 là 11 đồng so với năm 2012 nhưng Công ty đang có tỉ lệ sinh lời khá cao. Năm 2013 do những nguyên nhân như: tình hình kinh tế khó khăn, sức mua giảm và thu nhập cũng giảm nên đã ảnh hưởng đến tổng cầu. Công ty nên đưa ra các giải pháp để gia tăng sản lượng như: chính sách giá, chiết khấu, hậu mãi cho khách hàng.

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: chỉ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Công ty. Thực tế tại Công ty Hamaco thì 100 đồng trong tổng tài sản mà công ty đã đầu tư sẽ mang về 2,62 đồng vào năm 2011, năm 2012 là 3,87, năm 2013 là 4,27. Kết quả trên cho thấy Công ty có lợi nhuận ngày càng tăng. Nguyên nhân là do Công ty đang đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu quả, đặc biệt là ngành gas.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sơ hữu: cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ

74

số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. (Nguyễn Xuân Tiến, “Tài chính – Tiền tệ ngân hàng”).

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy năm 2011 là 10,19%, năm 2012 là 15,49%, năm 2013 là 12,1%. Tuy tỉ số này trong năm 2013 có giảm hơn so với năm 2012 nhưng vẫn lớn hơn năm 2011 mặc dù năm 2013 là một năm khó khăn trong tình hình kinh tế chung.

Nhìn chung qua 3 năm, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng theo một tỷ lệ cố định trung bình vào khoảng 10 %/năm. Chỉ số này còn cho biết 100 đồng vốn chủ sơ hữu mang về cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể, năm 2007 là 36,01, năm 2008 là 44,58 và năm 2009 là 551. Hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty là rất tốt.

Tóm lại về tình hình tài chính của Công ty Hamaco đang ổn định dù về vấn đề nợ phải trả/nguồn vốn và tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu vẫn chưa thật sự tốt nhưng vẫn chấp nhận được so với tình hình kinh tế như hiện nay. Giúp đưa ra một hình ảnh lành mạnh để thu hút đối tác, nhân viên và giới tài chính.

4.6.1.2 Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do đó, để một doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu quả thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần phải được chú trong đào tạo, nâng cao khả năng quản lý về kinh tế và giỏi trong chuyên môn. Chất lượng nguồn nhân lực là quan trọng nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả cũng là vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy, lãnh đạo Công ty đã dần bố trí sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người nhằm phát huy hết năng lực của cá nhân. Trong kỳ hoạt động thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn nghiệp vụ, lớp bồi dưỡng về chuyên môn, giải quyết những vướng mắc có liên quan đến sản phẩm, quá trình hoạt động để kịp thời có những giải pháp hợp lý nhất. Điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Song song đó Ban lãnh đạo công ty đã phân công cho từng nhóm mặt hàng (đối với mặt hàng Thép) với những hoạt động như sau:

- Nhân viên chuyên nghiên cứu thị trường: ở đây họ sẽ thực hiện việc thu thập thông tin về thị trường Thép, những biến động của thị trường thép trong và ngoài nước trong thời gian gần đây. Đồng thời tiếp nhận những thông tin phản hồi mà doanh nghiệp nhận được từ khách hàng để từ đó dự báo nhu cầu tiêu dùng mặt hàng Thép của Công ty. Bên cạnh đó kết hợp với nhân viên xúc

75

tiến mở rộng thị trường nhằm tìm kiếm thị trường mới cho Công ty, cho mặt hàng Thép.

- Hoạch định chiến lược: nhân viên thực hiện sẽ thống kê tình hình tiêu thụ mặt hàng thép trong những năm vừa qua để lập kế hoạch tiêu thụ mặt hàng Thép.

- Quảng cáo, khuyến mãi: nhân viên thực hiện nhiêm vụ này sẽ thiết kế chương trình quảng cáo, đặt ra chỉ tiêu đối với từng nhân viên bán hàng mặt hàng Thép.

Với đội ngủ nhân viên có kinh nghiêm làm việc lâu năm cùng với quá trình tập huấn và đạo tạo của Công ty phần nào giúp Công ty hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của mình.

4.6.1.3 Công tác tổ chức tiêu thụ

Bảng 4.8 Công tác tổ chức tiêu thụ mặt hàng Thép

Công việc Bộ phận thực hiện Nhiệm vụ Nghiên cứu

thị trường

Bộ phận nghiên cứu và phát triển

- Thu thập thông tin về mặt hàng Thép, khảo sát nhu cầu của nhà thầu xây dựng về mặt hàng Thép, xem phản ứng của các nhà phân phối khi tiêu thụ mặt hàng Thép, những phản hòi của doanh nghiệp để từ đó tổ chức cung cấp mặt hàng thép để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Phương thức tiêu thụ sản phẩm Bộ phận xúc tiến bán hàng

- Căn cứ vào những thông tin về thị trường như cung cầu hàng hoá, giá cả, các điều kiện và các phương thức mua bán - thanh toán, chất lượng hàng hoá dịch vụ..Những thông tin này được sử dụng trong việc điều phối các kênh phân phối và quản lý hệ thống phân phối. - Thực hiện chiến lược đẩy nhằm đẩy mặt hàng Thép sang các trung gian phân phối.

- Thực hiện chiến lược kéo nhằm kéo sự quan tâm của nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp cho mặt hàng Thép của Công ty.

76

Hỗ trợ tiêu thụ

Bộ phận xúc tiến bán hàng

- Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ, cần tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ, các hoạt động này được thực hiện trước và trong suốt quá trình tiêu thụ: Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề về mặt Thép, chào hàng tại các thầu xây dựng, phương thức thanh toán trả chậm cho nhà thầu xây dựng, trung gian phân phối…

Quảng cáo Bộ phận xúc tiến bán hàng

- Treo panô, áp phích ngoại trời gần địa điểm kinh doanh, tại công trình xây dựng nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm Thép, nâng cao vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2014

4.6.1.4 Giá hàng hóa

Công ty hiện đang thực hiện chính sách giá linh hoạt theo từng mặt hàng, đối tượng khách hàng. Đối tượng chính của mặt hàng Thép là công ty xây dựng và khách hàng thương mại. Hai đối tượng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tiêu thụ mặt hàng Thép của Công ty. Nên chính sách giá cho hai đối tượng này vì thế cũng khác nhau. Là đối tượng khách hàng thương mại Công ty thường chiết khấu về giá trên hợp đồng thường 7 -10%, vấn đề thanh toán Công ty luôn chọn hình thức gói đầu đối với khách hàng thương mại. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thương mại luân chuyển nguồn vốn, đồng thời tạo nên sự tin cậy cho trung gian phân phối. Còn đối với khách hàng là công ty xây dựng thường Công ty áp dụng chính sách giá trần là mức giá thấp nhưng đảm bảo Công ty có lời. Bên cạnh đó Công ty còn tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho đối tượng này như: kho, phương tiện vẫn tải, hỗ trợ kỹ thuật, thanh toán. Việc thanh toán với đối tượng này tùy theo tiến độ của công trình thi công. Công ty sẽ nhận 50% tổng giá trị khi tiến độ công trình là một nữa và nhận hết số còn lại khi công trình chấm dứt. Điều này gặp rất nhiều khó khăn cho quá trình luân chuyển vốn của Công ty bù đấp lại Công ty có những đồng lớn, dài hạn.

- Bên cạnh đó còn chọn hình thức công khai giá bán trên web của Công ty, để khách hàng có thể tiện theo dõi. Khách hàng có thể so sánh được giá của Công ty so với đối thủ cạnh tranh để quyết định mua hàng. Đồng thời qua

77

trang web này Công ty có thể tham khảo mức giá của đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh một cách hợp lý.

4.6.1.5 Chất lượng hàng hóa

Chất lượng hàng hóa quyết định rất lớn đến uy tín của Công ty. Nó được xem là cơ sở để khách hàng quyết định mua hàng hóa cho những lần sau. Tuy nhiên, chỉ là nhà phân phối lại các sản phẩm Thép nhưng Công ty luôn nhận thức và đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Để làm được điều này Công ty cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng công tác nhập Thép vào kho (tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường…). Đồng thời tạo mới quan hệ tốt với các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất Thép được hình thành, tình trạng Thép nhập khẩu từ nước ngoài làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng để phát triển và lấy được lòng tin của khách hàng đỏi hòi Công ty cần đảm bảo chất lượng cho mặt hàng Thép là tốt nhất. Với mục tiêu phát triển như thế nên Công ty luôn được khách hàng biết đến với tiêu chí chất lượng cao và đáng tin cậy.

4.6.1.6 Quảng cáo, khuyến mãi và thương hiệu

Quảng cáo và khuyến mãi là biến pháp tích cực để đạnh mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của công ty. Những hình thức công ty thường áp dụng gồm:

- Các cửa hàng, chi nhánh của công ty ngoài nhiệm vụ bán hàng còn làm tốt nhiệm vụ giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của công ty trực tiếp đến khách hàng. Các cửa hàng này được trang trí theo khuân mẫu của công ty.

- Tập trung quảng cáo, công ty còn chú trọng quan hệ khách hàng như: tổ chức Hội thảo khách hàng nhằm tạo lòng tin cho khách hàng về những sản phẩm sẳn có và tư vấn thêm cho khách hàng những sản phẩm mới. Tri ân khách hàng nhân dịp kỉ niệm của công ty, tặng lịch nghệ thuật vào dịp Tết…Mặt hàng Thép là một trong những mặt hàng mà đặt thù về khuyến mãi rất hạn chế nên thường công ty sẽ chiết khấu cho khách hàng quen thuộc hoặc mua với số lượng lơn bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng một số hình thức như rút thăm trúng thưởng cho khách hàng thân thiết, thường xuyên mua hàng tại bất cứ của hàng thuộc đại lý của công ty để đem đến niềm vui bất ngờ cho họ.

- Đối với các nhà trung gian, công ty luôn có chính sách chiết khấu nếu họ bán được với số lượng lớn hoặc được hưởng hoa hồng một cách hợp lý từ các sản phầm họ bán ra theo những thảo thuận từ trước.

78

- Công ty cũng tích cực tăng cường hoạt động nhằm quảng bá tên tuổi của công ty như đăng báo, nhận thầu, tổ chức sự kiên… Tuy nhiên về phần thương hiệu của công ty vẫn chưa được quan tâm nhiều. Hiện tại tên tuổi của công ty cũng được nhiều đối tác và người tiêu dùng biết đến qua uy tín và các mối làm ăn lâu dài nhưng mức độ nhận biết đối với tên của công ty với khách hàng vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng thép của công ty cổ phần vật tư hậu giang và những đề xuất trong thời gian tới (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)