Pháp luật và việc quản lý của Cục quản lý thị trường

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với các mặt hàng thể dục thể thao tại địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 63 - 65)

Trang phục bóng đá, giày thể thao, các mặt hàng được người tiêu dùng hay nhân viên bán hàng gọi là hàng ngoại, hàng Thái Lan, thực chất đó là hàng lậu từ Trung Quốc phân phối về. Hàng nhập khẩu mang nhãn mác Thái Lan nhưng niêm yết với giá chỉ 85000đ hay 90000đ cho một bộ đồ bóng đá. Có cửa hàng nào bán đắt hơn đi nữa thì cũng chỉ cao khoảng 120000đ cho một bộ.

vấn đề hàng lậu, không rõ nguồn gốc vốn được phân phối từ các cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ chỉ là khu vực thị trường được phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề quản lí của nhà nước đã sơ hở từ khâu kiểm tra tại các cửa khẩu thì thị trường tràn lan những mặt hàng không rõ nguồn gốc là điều tất nhiên. 3% 6% 19% 57% 15% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Hình 3.16. Đánh giá của khách hàng về nhận định “hàng Trung Quốc tràn lan thị trường TDTT tại cần Thơ’

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn trực tiếp mẫu 100 khách hàng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2014)

Từ phía khách hàng đã có 57% trong mẫu đồng ý với ý kiến hàng Trung Quốc đã và đang tràn lan trên thị trường hàng TDTT tại Cần Thơ, 15% rất đồng ý và 19% khách hàng có nhận định trung lập (hình 3.16). Vấn đề hàng Trung Quốc tại Cần Thơ cũng đã được đề cập đến và thừa nhận không chính thức từ các nhân viên bán hàng cũng như chủ cửa hàng, nhưng chưa thực sự rõ ràng và khẳng định. Vì lợi nhuận, cũng như sự ưa chuộng cái mác hàng nhập từ phía người tiêu dùng, các chủ cửa hàng thực hiện theo chiến lược “thuận gió đẩy thuyền” mà ngang nhiên bán hàng lậu, xem nhẹ pháp luật, lừa dối khách hàng. Trên thực tế, một bộ phận khách hàng đã nhận định được đâu là hàng xuất xứ từ Trung Quốc. Có khách hàng vẫn cảm nhận hàng Trung Quốc tốt hơn hàng Việt Nam, giá cả lại tương đối thấp và tiếp tục hành vi sử dụng, mua sắm. Có khách hàng thì tẩy chay, không tiếp tục sử dụng những sản phẩm Trung Quốc nữa mà đổi qua sử dụng hàng Việt Nam, hay tìm kiếm nơi cung cấp sản phẩm đúng chất hàng ngoại.

Từ phía các cơ quan chức năng, Cục quản lí thị trường vẫn có những nỗ lực, phương thức chống hàng nhập lậu cũng như thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất về xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa nhưng vẫn đâu lại vào đấy.

Sau các đợt kiểm tra, phát hiện thì hầu như chỉ đóng phạt và đóng phạt mà không có một biện pháp thiết thực hơn. Có cán bộ còn bảo với các chủ kinh doanh rằng “đây coi như đóng góp vào ngân sách nhà nước”, qua lời nói, thì việc khẳng định vấn đề quan tâm của cơ quan chức năng đến thị trường hàng lậu cũng đánh giá phần nào. Bởi lẽ, lưới pháp luật đã lọt từ những khâu đầu tiên thì đến khâu cuối cùng mà pháp luật lại quá khắt khe thì chỉ tội cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ của Việt Nam. Tịch thu hàng hóa vốn cũng là một biện pháp, nhưng đến khi sắp đưa ra thị trường thì việc tịch thu đến bao giờ mới hết số hàng lậu này, vấn đề kho để lưu trữ,… ngoài ra còn tính đến việc đầu tư của các chủ kinh doanh vào loại hàng này. Chính vì vậy, Cục quản lí thị trường cũng khó mà giải quyết một cách triệt để trong hoàn cảnh thị trường như hiện nay. Từ những vấn đề khách quan này cũng như sự chủ quan của nhà nước thì hàng trái phép, không rõ nguồn gốc cứ luôn tồn tại trên thị trường như hiện nay, khó mà có thể quản lí hay hình thức nào để quản lí được.

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với các mặt hàng thể dục thể thao tại địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)