PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với các mặt hàng thể dục thể thao tại địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 39)

2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập bao gồm số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Đối với số liệu thứ cấp, đề tài sử dụng các số liệu sẵn có, đã qua xử lý, các chỉ số kinh tế xã hội, gia đình, thu nhập trung bình người dân, chỉ số tăng trưởng kinh tế, GDP,… từ những nghiên cứu, đánh giá của chính phủ, cơ quan chức năng,… Các báo cáo từ các cơ quan thống kê, công ty nghiên cứu thị trường, các báo cáo nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, nghiên cứu khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu về các số liệu biến động thị trường như giá cả hàng hóa, số lượng mẫu mã hàng hóa, …từ các báo, tạp chí, các trang web có độ tin cậy cao.

Số liệu thứ cấp là số liệu đã được thu thập từ trước và có mục đích sử dụng khác với đề tài, vì vậy trong quá trình tìm kiếm và lấy số liệu thì đề tài cũng có sự chắt lọc và bổ sung để được xác thực hơn.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập từ khách hàng bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi.

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Trong trường hợp này, nhân viên điều tra có thể mời bất đối tượng nào mà họ gặp ở các cửa hàng TDTT, tại các sân vận động, phòng tập thể hình,… để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Với một nghiên cứu khám phá, chọn mẫu thuận tiện là một lựa chọn có thể ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không mất nhiều thời gian và chi phí.

Số lượng của mẫu: 100 phiếu

Phương pháp thu mẫu: Sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn và đưa cho từng đáp viên đánh câu trả lời trực tiếp.

Ngoài thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi, đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát trong thu thập số liệu sơ cấp. Quan sát trực tiếp và gián tiếp về các hành vi, thái độ khi mua sắm của người tiêu dùng, vấn đề gia nhập ngành

hàng TDTD của các nhà đầu tư qua việc thanh lập các cửa hàng mua bán, câu lạc bộ thể hình, thẩm mỹ, đầu tư cho các sân vận động,… tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Số liệu thu thập chính của đề tài là số liệu sơ cấp và được tiến hành bằng cách lập bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp 100 khách hàng có tiêu dùng sản phẩm thuộc ngành hàng TDTT trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Bảng câu hỏi gồm có 3 phần:

- Phần sàng lọc là một câu hỏi để chọn lựa ra những khách hàng có sử dụng các sản phẩm thuộc mặt hàng TDTT để xin thông tin và các ý kiến khảo sát. - Phần thông tin chung của đáp viên bao gồm họ tên, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu hập, sơ lược về thông tin cá nhân của các đáp viên.

- Phần nội dung có 3 phần theo nội chung chi tiết của mục tiêu nghiên cứu. Trong mục tiêu 1, bảng câu hỏi sử dụng thang đo likert 5 mức độ để đánh giá giá tình trạng thực tế của ngành hàng TDTT tại Ninh Kiều, Cần Thơ về các mức chất lượng, số lượng hàng hóa, đánh giá việc quản lý của Cục quản lý thi trường. Đồng thời trong phần này, bảng câu hỏi còn sử dụng câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở để tìm hiểu về các vấn đề thực tế của ngành hàng.

Mục tiêu 2, Sử dụng chính là thang đo likert để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các mặt hàng hiện có của ngành.

Mục tiêu 3, bảng câu hỏi sẽ chứa các câu hỏi mở để thu thập ý kiến của khách hàng để có được các giải pháp, kiến nghị sát với thực tế của ngành.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Mục tiêu 1: Đề tài bắt đầu bằng việc tính tần số, điểm trung bình để đánh giá chung thực trạng tiêu dùng các mặt hàng TDTT của khách hàng, chất lượng, số lượng hàng hóa, các loại khách hàng từ thông tin cá nhân, các phương thức giao dịch chủ yếu,.... Bên cạnh đó, đề tài kết hợp quan sát thực tế và cho nhận xét, đánh giá sơ lược các điều kiện kinh tế vĩ mô, xã hội ảnh hưởng đến thực trạng ngành hàng TDTT tai quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, các vấn đề quản lý thị trường của cơ quan chức năng và hiệu quả đạt được.

Mục tiêu 2: Sử dụng thống kê mô tả tính các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, tần số cho các tiêu chí đánh giá hành vi tiêu dùng của khách hàng trong từng nhánh hàng hóa. Đánh giá loại hình TDTT được ưa chuộng nhất từ việc mua sắm hàng hóa, chất lượng các sản phẩm dich vụ được người tiêu dùng đánh giá như thế nào, mẫu mã,… Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, văn hóa, cá nhân, tâm lý lên hành vi của khách hàng như thế nào.

Mục tiêu 3: Dựa vào các phân tích từ mục tiêu 1 và 2, đồng thời quan sát, liên hệ thực tế khi phỏng vấn, hiểu biết về ngành hàng TDTT, từ đó nêu lên các giải pháp thiết thực với hi vọng ngành hàng TDTT có thể phát triển lành mạnh, ổn định và ngày một đi lên.

2.2.3. Mô hình nghiên cứu

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu Bộ số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp Thông tin đáp viên: nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính,… Thực trạng phát triển của các mặt hàng TDTT tại Ninh Kiều, Cần Thơ

Phân tích hành vi, thái độ và các yếu tố ảnh

hưởng lên hành vi, thái độ của người tiêu

dùng đối với các mặt hàng TDTT tại Ninh

Kiều, Cần Thơ

Giải pháp, kiến nghị thiết thực trước tình hình hiện tại nhằm thúc

đẩy ngành hàng ngày càng phát triển và đáp ứng tốt hơn nữa nhu

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG TDTT TẠI CẦN THƠ

3.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG TDTT QUA MẪU KHẢO SÁT TẠI CẦN THƠ KHẢO SÁT TẠI CẦN THƠ

Qua khảo sát số liệu sơ cấp từ mẫu gồm 100 khách hàng, về các ý kiến đánh giá thực trạng ngành hàng TDTT tại Cần Thơ như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê thực trạng Tổng ý kiến Chọn lựa thấp nhất Chọn lựa cao nhất Trung bình các chọn lựa Độ lệch chuẩn Chất lượng thấp 100 1 5 3,59 1,04538 Mẫu mã đa dạng 100 1 5 3,29 1,14852 Giá cả hợp lý 100 1 5 3,51 0,82260 Số lượng không đáp ứng được nhu cầu 100 1 4 3,40 4,08248 Nguồn gốc chưa rõ ràng 100 1 3 3,84 2,97029

Giống nhau trong các cơ sở kinh doanh 100 2 5 3,47 0,89279 Cơ sở hạ tầng kém 100 1 5 3,61 1,00398 Chất lượng hàng ngoại thấp 100 1 5 3,60 0,98473 Hàng TQ tràn lan 100 1 5 3,75 0,89188 Giá trị mẫu 100

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn trực tiếp mẫu 100 khách hàng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2014) (Với: 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý)

Thực trạng ngành hàng TDTT tại thành phố Cần Thơ được người tiêu dùng đánh giá qua thang đo likert 5 mức độ đã được tổng hợp cơ bản từ bảng 3.1 phía trên. Mức chất lượng được đánh giá qua trung bình toàn mẫu là bình thường (3,59), với mức độ sai số của đo lường là 1,04538. Mẫu mã sản phẩm của ngành hàng (3,29), độ lệch chuẩn là 1,14852. Giá cả hàng hóa hợp lý với

người tiêu dùng (3,51), độ lệch chuẩn 0,8226. Số lượng không đảm bảo được tất cả các nhu cầu của khách hàng (3,4), độ lệch chuẩn khá lớn là 4,08248. Nguồn gốc sản phẩm chưa được rõ trong lòng khách hàng (3,84), sản phẩm tại các cửa hàng chưa được quan tâm, khảo sat ở mức bình thường (3,47), chất lượng các loại hàng ngoại nhập tại Cần Thơ khá thấp (3,6), hàng lậu từ Trung Quốc tràn lan khắp trong ngành hàng TDTT tại Cần Thơ vẫn chưa được một nhận định từ khách hàng (3,75) , cơ sở hạ tầng kinh doanh tương đối tạm ổn trong nhu cầu người tiêu dùng (3,61).

3.1.1. Hàng hóa

a). Chất lượng các mặt hàng tương đối thấp

Đánh giá chất lượng theo ý kiến khách hàng từ bảng câu hỏi:

2% 16% 23% 39% 20% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Hình 3.1. Ý kiến khách hàng trong nhận định “chất lượng sản phẩm thấp”

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn trực tiếp mẫu 100 khách hàng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2014)

Theo biểu đồ hình 3.1, ta có 39% khách hàng đồng ý với ý kiến chất lượng thấp và 20% là rất đồng ý, 23% có ý kiến trung lập. Vậy trung bình 100% khách hàng sẽ có khoảng 59% cho rằng chất lượng hàng TDTT tại Cần Thơ còn kém, còn nhiều hạn chế cần tìm hiểu và khắc phục, và còn lại 18% cho rằng hàng hóa có chất lượng tương đối. Vậy, đánh giá trung bình ý kiến các khách hàng về chất lượng sản phẩm của hàng TDTT tại Cần Thơ là tương đối phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng tại tại đây.

Ngoài khảo sát số liệu, vấn đề khảo sát thực địa đến một vài cơ sở kinh doanh cũng cho thấy chất lượng hàng TDTT tại Cần Thơ còn khá thấp. Hàng hóa cơ bản gồm hai loại hàng chính, đó là hàng Việt Nam và một loại hàng

nhập. Hàng Việt Nam là những mặt hàng có thiết kế đơn giản như trang phục thể thao, các loại giày, dụng cụ, phụ kiện TDTT,… Các loại hàng này có chất lượng và mẫu mã tương đối phù hợp với mức sống của đại bộ phận người dân thành phố Cần Thơ. Chất lượng chưa có gì gọi là vượt trội, mẫu mã là những mẫu mã đã có trên thị trường quốc tế, được cơ sỏ tại Việt Nam sản xuất. Hàng ngoại là loại hàng có nhãn mác nước ngoài, được nhập khẩu vào Việt Nam, tuy nhiên, hàng ngoại TDTT tại Cần Thơ có nguồn gốc không được rõ ràng. Tiêu biểu như các loại hàng mang nhãn mác Thái Lan là trang phục TDTT tại Cần Thơ được biết đến với xuất xứ thứ 2 là hàng nhập trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam. Loại trang phục này khá phổ biến tại Cần Thơ và nép dưới bóng là hàng của Thái Lan trong các shop TDTT. Chất lượng loại hàng này tương đối thấp, mức độ chênh lệch hàng Việt Nam không nhiều từ chất liệu vải, mẫu mã,… đến giá bán.

3% 9% 31% 39% 18% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Hình 3.2. Đánh giá nhận định “chất lượng hàng ngoại thấp” của khách hàng

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn trực tiếp mẫu 100 khách hàng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2014)

Từ biểu đồ hình 3.2, chất lượng hàng ngoại được 39% khách hàng trong tổng số 100% khách hàng được khảo sát đồng ý với ý kiến chất lượng hàng ngoại tại Cần Thơ khá thấp, 18% rất đồng ý, 31% cho rằng bình thường, không quan tâm, còn lại là 9% ý kiến không đồng ý và 3% rất không đồng ý. Chất lượng hàng ngoại tương đối thấp là nhận định của số đông người tiêu dùng.

Chất lượng sản phẩm bao gồm trong đó là chất liệu sản phẩm, phụ liệu làm nên sản phẩm, quá trình lắp rắp, sản xuất, thiết kế sản phẩm, màu sắc,… chất lượng sản phẩm thấp thì tất cả những vật liệu, công đoạn làm nên sản phẩm ngay từ đầu đã thấp. Hàng TDTT tại Cần Thơ đa số được lấy từ các cơ sở sản xuất, các trung gian phân phối tại thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở

sản xuất của Việt Nam thì hầu như trong mọi ngành đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt hàng TDTT lại là những hàng hóa không thuộc thế mạnh của kinh tế Việt Nam, chính vì vậy, đầu tư hạn chế, chất lượng tương đối thấp là điều tất yếu. Ngoài ra, mức sống của đại bộ phận người dân tại thành phố Cần Thơ được đánh giá là tương đối thấp so với các khu vực khác, tại đây, chủ yếu là dân nhập cư, sinh viên của các trường học, trung tâm giáo dục từ nhiều tỉnh thành lên tạm trú và tiêu dùng. Mức sống người dân thấp thì khả năng chi trả có giới hạn, giá cả hàng hóa thấp, chất lượng sẽ đi đôi với giá cả và phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Ví dụ như một bộ trang phục đá bóng hàng Việt Nam trong mẫu áo của đội tuyển quốc gia Nhật màu xanh dạ quang lại hóa thành màu xanh đọt chuối nhợt nhạt, kém thu hút,… (tại Khang sports).

b). Mẫu mã đa dạng, tuy nhiên vẫn còn tương đối hạn chế trong ngành hàng này.

TDTT vốn gồm nhiều loại hình, mỗi loại hình lại có những hình thức, phương thức rèn luyện, vui chơi giải trí khác nhau, ngành hàng TDTT cũng chính vì vậy mà từ khi hình thành và phát triển đã là một ngành hàng có sự phong phú, đa dạng hàng hóa cốt lõi. Các mặt hàng, sản phẩm được phân chia theo từng loại hình TDTT, và các nhà đầu tư, kinh doanh thường chỉ chọn lựa cho mình một mãng chính, một loại hình chính để kinh doanh. Các shop TDTT thường chuyên về mãng bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ; shop dụng cụ TDTT chuyên về các sản phẩm như tạ, các dụng cụ máy móc hỗ trợ khách hàng luyện tập TDTT,…; các câu lạc bộ, phòng tập thì chuyên dành cho những khách hàng quan tâm đến sức khỏe, vóc dáng; các sân bóng, hồ bơi kinh doanh dịch vụ thuê mướn nơi thi đấu, luyện tập, vui chơi giả trí,… Với sự phân hóa này, các nhà đầu tư có thể chuyên biệt cho mình mãng kinh doanh, đầu tư sâu rộng hơn, tạo được sự thuận tiện cho khách hàng, đáp ứng ngày càng chu đáo hơn với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, TDTT vốn là một ngành hàng đa dạng và phóng phú sản phẩm từ khi hình thành và phát triển, chính vì vậy, các cửa hàng dù đã cố gắng đầu tư sâu hơn, rộng hơn nhưng vẫn không thể đáp ứng được mọi mong muốn của người tiêu dùng.

11% 13% 21% 46% 9% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Hình 3.3. Đáng giá khách hàng với ý kiến “mẫu mã đa dạng”

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn trực tiếp mẫu 100 khách hàng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2014)

Từ số liệu tổng hợp trên biểu đồ hình 3.3, cứ 100% khách hàng sẽ có 46% khách hàng đồng ý với ý kiến mẫu mã hàng TDTT tại Cần Thơ đa dạng, phong phú, 9% khách hàng rất đồng ý, 11% rất không đồng ý, 13% không đồng ý và còn lại là trung lập. Với sự đánh giá thiên về mẫu mã hàng hóa TDTT đa dạng, phong phú nhưng mức độ chênh lệch không nhiều so với nhận định ngược lại. Mẫu mã hàng hóa có đa dạng hay không vốn là nhận định của người tiêu dùng khi chọn lựa mua sắm với từng nhu cầu khác nhau, mục đích khác nhau. Vấn đề có đa dạng hay không thường chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan để có những nhận định đúng đắn trong thực trạng ngành hàng. Với sự đánh giá trung lập chiếm một số lượng tướng đối, tồn tại gần như song song ý kiến mẫu mã hàng hóa đa dạng và kém đa dạng thì vấn đề mẫu mã cũng có nhiều lý do cho việc không đa dạng trong ngành hàng vốn đã đa dạng mà chúng ta cũng cần quan tâm tới.

Từ phía các nhà kinh doanh, để có lợi nhuận tốt nhất và kinh doanh ít rủi ro, thì họ luôn chọn lựa nguồn hàng về là những mẫu hàng hóa có thương hiệu, tiếng tăm, mẫu mã đẹp, được đa số khách hàng ưa chuộng, tin dùng. Với

Một phần của tài liệu phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với các mặt hàng thể dục thể thao tại địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)