Chất lượng kiểm toán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 52 - 59)

- Năm 2005: Quyết định số 03/2003/QĐBTC ngày 18/01/2005 của Bộ tà

2.2.1. Chất lượng kiểm toán ở Việt Nam

Kiểm toán luôn có vai quan trọng trong mối quan hệ cung cấp thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp và người sử dụng thông tin. Hướng dẫn kiểm toán là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính trung thực và khách quan của các thông tin tài chính làm cơ sở cho việc ra các quyết định đầu tư và quản lý kinh

doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam vai trò của hoạt động kiểm toán có nhiều thay đổi và chất lượng của các dịch vụ kiểm toán đang là một vấn đề mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập trong những năm qua có thể được khái quát như sau:

2.2.1.1. Đội ngũ nhân viên kiểm toán

Các công ty kiểm toán đều xác định đội ngũ kiểm toán viên là quan trọng nhất, công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của công ty. Khi tuyển dụng, các công ty đều đặt ra yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp như: có trình độ tốt về kinh tế, tài chính, kế toán và kiểm toán; giỏi về ngoại ngữ, độc lập, chính trực, khách quan…. Trong thực tế, các công ty kiểm toán là doanh nghiệp Nhà nước và các công ty kiểm toán quốc tế đều có qui chế về thi tuyển và thực hiện tuyển dụng nhân viên qua nhiều bước. Đối với các công ty kiểm toán TNHH trong nước, do mới thành lập và qui mô nhỏ nên việc tuyển dụng chưa thành hệ thống và thiếu chặt chẽ.

Công tác đào tạo là hoạt động rất quan trọng của các công ty kiểm toán. Trên thực tế do có sự khác biệt về đầu tư, kinh nghiệm nên giữa các công ty, hoạt động này còn rất khác nhau. Đối với các công ty kiểm toán quốc tế, do tiềm năng kinh tế và sự đầu tư của công ty mẹ cũng như hệ thống hoàn chỉnh của hãng nên hoạt động đào tạo có thể nói là rất cơ bản. Công tác đào tạo thực hiện dưới nhiều hình thức, đào tạo trong nước và ngoài nước. Nội dung đào tạo theo chuyên ngành và theo từng cấp bậc của nhân viên, đào tạo bằng việc kèm cặp qua thực tế, chuyển đổi văn phòng để bổ sung và tích luỹ kinh nghiệm. Nội dung đào tạo không chỉ là về kiến thức kinh tế (tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán) mà còn về các nội dung kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp thu hút khách hàng, ….

Đối với các công ty kiểm toán lâu năm nhìn chung đều coi trọng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên do các điều kiện chủ quan và khách quan, nên hoạt động đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế. Các công ty kiểm toán có quy mô khá lớn đều có chương trình đào tạo đối với các nhân viên

mới hay các chương trình đào tạo cập nhật bổ sung kiến thức về thuế, các chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán cũng như các vấn đề mới nảy sinh trong qúa trình thực hành kiểm toán. Các công ty đều có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về kinh phí cho các nhân viên tham gia các lớp, khoá đào tạo bên ngoài để nâng cao trình độ, kiến thức về luật pháp, quản lý, ngoại ngữ, … .

Đối với các công ty kiểm toán TNHH trong nước, mặc dù đều xác định được sự cần thiết của công tác đào tạo nhưng do hạn chế về lực lượng nên trong thực tế đến nay vẫn chưa có công ty nào có được hệ thống đào tạo cơ bản. Hoạt động đào tạo chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật kiểm toán cho các nhân viên mới do các cán bộ đã có kinh nghiệm truyền đạt lại. Đây thực sự là khó khăn cho các công ty nhỏ, thiếu đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh với những công ty lớn có lịch sử phát triển lâu dài, tiềm năng kinh tế hùng mạnh hoặc là các công ty là doanh nghiệp nhà nước được sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Bộ Tài chính và các Bộ nghành liên quan.

2.2.1.2. Về qui trình, kỹ thuật kiểm toán và hồ sơ kiểm toán

Mặc dù Nhà nước chưa công bố đầy đủ chuẩn mực kiểm toán, nhưng trên thực tế, hầu hết các công ty đã xây dựng qui trình và hồ sơ kiểm toán chuẩn cho mình. Tất cả các công ty kiểm toán quốc tế đều có các hướng dẫn từ tổng hợp đến chi tiết trong qui trình kỹ thuật kiểm toán, đồng thời một số kỹ thuật trong qui trình kiểm toán đã được vi tính hoá.

Trong số các công ty kiểm toán của Việt nam thì có một số công ty kiểm toán lâu năm đã áp dụng đồng bộ chương trình kiểm toán của hãng nước ngoài. Tuy nhiên trong quá trình thực hành kiểm toán, nhiều nội dung chưa được thực hiện đầy đủ, các biểu mẫu chưa được áp dụng thống nhất. Các công ty kiểm toán khác của Việt nam cũng đều thiết lập các tài liệu hướng qui trình, kỹ thuật kiểm toán riêng của mình và tuân theo các chuẩn mực kiểm toán. Mức độ chi tiết và hệ thống của các tài liệu chưa cao và mức độ khác nhau giữa các công ty. Đối với các công ty TNHH trong nước thì các tài liệu này còn rất hạn chế.

Mặc dù không có qui định chi tiết, hướng dẫn cách lập hồ sơ kiểm toán, tuy nhiên các công ty đều hình thành và áp dụng cách thức lập hồ sơ kiểm toán

và đánh tham chiếu một cách rõ ràng, khoa học. Các nội dung, phần hành công việc kiểm toán được sắp xếp theo trình tự nhất định, có chỉ mục và tham chiếu rõ ràng. Các hồ sơ kiểm toán lưu trữ của các công ty kiểm toán quốc tế và các công ty kiểm toán lâu năm trong nước có đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra soát xét. Đối với hồ sơ kiểm toán của các công ty kiểm toán khác mà đặc biệt là các công ty TNHH trong nước thì lưu tại hồ sơ kiểm toán còn thiếu nhiều các tài liệu cần thiết, mặc dù nội dung kiểm toán đó đã được tiến hành.

Việc ghi chép lập hồ sơ kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm soát và đảm bảo chất lượng kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán thể hiện chất lượng công việc kiểm toán đã tiến hành.

2.2.1.3. Về nghiên cứu phát triển hệ thống

Không có công ty nào ở Việt nam thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên các công ty quốc tế hoạt động ở Việt nam luôn được cập nhật những thay đổi trong công tác quản lý cũng như những vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ cần phải thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu mới, những biến động của nền kinh tế từ phía văn phòng chính hoặc văn phòng khu vực mà công ty này trực thuộc.

2.2.1.4. Hoạt động kiểm tra tính tuân thủ kiểm toán trong toàn công ty

Hoạt động này nhằm đảm bảo rằng các cuộc kiểm toán được thực hiện bởi các bộ phận, văn phòng trong công ty đều tuân thủ đúng qui định của công ty và chuẩn mực hay được xem là đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của công ty.

Đối với các công ty kiểm toán quốc tế hoạt động ở Việt nam, các công ty này chịu sự kiểm tra của công ty khác trực thuộc hãng, mà trong công ty không tổ chức bộ phận nào thực hiện công tác này. Việc kiểm tra ở các công ty này là một bộ phận trong hoạt động kiểm soát chất lượng của toàn hãng.

Đối với các công ty kiểm toán của Việt nam, hoạt động này chưa được thực hiện, có một số công ty đã tổ chức thành chương trình hoạt động kiểm tra hàng năm đối với công việc kiểm toán thực hiện ở các chi nhánh, văn phòng của công ty cũng như ở các phòng ban trong công ty.

2.2.1.5. Về trang thiết bị phục vụ công việc kiểm toán

Đối với hoạt động kiểm toán thì điều kiện làm việc, thiết bị tốt, đầy đủ giúp các kiểm toán viên thực hiện công việc thuận tiện hơn, nhanh và kịp thời hơn đồng thời góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên.

Nhìn chung các công ty kiểm toán đều trú trọng trong việc đầu tư, tạo điều kiện làm việc tốt nhất có thể được cho các kiểm toán viên. Đối với các công ty kiểm toán nước ngoài, trang thiết bị tương đối tốt, máy tính được trang bị cho từng kiểm toán toán viên và kèm theo đó là một số phần mền trợ giúp, phục vụ trong quá trình kiểm toán. Các máy tính đều có thể truy nhập vào mạng Internet và mạng của Công ty để khai thác, trao đổi và sử dụng các thông tin cần thiết. Các máy móc và phương tiện khác cũng được trang bị đồng bộ như máy Photocopy, đèn chiếu, ôtô... tất cả các thiết bị, dụng cụ này rất thuận tiện cho quá trình làm việc và đào tạo của công ty, nâng cao tính chuyên nghiệp và tự tin hơn của các kiểm toán viên.

Đối với các công ty kiểm toán lâu năm qua thời gian hoạt động, tích luỹ, đến nay mức độ đầu tư của các công ty này nói chung là tốt. Các thiết bị như máy tính, máy photocopy, điều chiếu, ... tương đối nhiều và đáp ứng tốt nhu cầu kiểm toán viên, phương tiện đi lại tốt. Đối với các công ty khác, số lượng máy tính có hạn chế hơn đặc biệt là máy tính xách tay, nhưng nhìn chung vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc. Tất cả các công ty vẫn chưa thiết lập được hệ thống mạng nội bộ để có thể trao đổi, khai thác thông tin chung.

Đối với các công ty kiểm toán TNHH trong nước, nhìn chung các trang thiết bị vẫn còn hạn chế do khả năng đầu tư. Nhiều công ty vẫn chưa có cả máy photocopy, máy tính xách tay chỉ trang bị cho một số ít đối tượng chủ chốt. Mạng máy tính nội bộ chưa có, phương tiện đi lại, giao dịch vẫn rất hạn chế.

2.2.1.6. Đánh giá, lựa chọn khách hàng đảm bảo uy tín công ty và chất lượng dịch vụ.

Đánh giá sơ bộ khách hàng trước khi tiến hành cam kết cung cấp dịch vụ kiểm toán là công việc hết sức cần thiết và cũng là yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Đặc biệt đối với các khách hàng mới cần tìm hiểu khả năng có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán được hay không, các rủi ro có thể có và mức độ của rủi ro khi chấp nhận cung cấp dịch vụ, khả năng đảm bảo tính độc lập và không bị hạn chế của kiểm toán viên.

Đối với các công ty kiểm toán nước ngoài, công việc này được thực hiện đầy đủ và lưu vào hồ sơ kiểm toán, được giám đốc kiểm toán (Partner) phê duyệt trước khi soạn thống nhất với khách hàng nội dung hợp đồng kiểm toán/thư hẹn kiểm toán. Đối với các khách hàng được đánh giá là có độ rủi ro cao hoặc tính độc lập của kiểm toán viên bị ảnh hưởng, phạm vi kiểm toán có thể bị giới hạn thì công ty có thể từ chối khách hàng này hoặc sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm trước khi tiến tới ký kết hợp đồng kiểm toán/thư hẹn kiểm toán.

Đối với các công ty kiểm toán trong nước, về lý thuyết cũng tiến hành đánh giá sơ bộ về khách hàng trước khi cam kết cung cấp dịch vụ kiểm toán. ty nhiên trên thực tế nội dung này không được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.

2.2.1.7. Các hoạt động quản lý xác định những tồn tại cần khắc phục, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xác định, tìm hiểu mong muốn của khách hàng và các biện pháp nhằm thoả mãn các yêu cầu đó.

Việc tìm hiểu mức độ thoả mãn của khách hàng là việc làm hết sức quan trọng giúp tìm ra những tồn tại cần khắc phục và đáp ứng tốt nhất các mong muốn của khách hàng. Đánh giá sau mỗi cuộc kiểm toán rút kinh nghiệm, so sách với kế hoạch đề ra nhằm xác định những nội dung cần hoàn thiện cho đợt kiểm toán năm tiếp theo là nội dung rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tính chuyên nghiệp kiểm toán viên.

Qua tìm hiểu thực tế thấy các công ty kiểm toán quốc tế đều có chương trình tìm hiểu mức độ thoả mãn của khách hàng. Công việc này do bộ phận riêng tiến hành một cách độc lập. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bộ phận này sẽ tiến hành các hành động cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng. Đối

với bộ phận kiểm toán của công ty cũng đều tiến hành kiểm tra, đánh giá xác định mức độ phù hợp giữa thực tế kiểm toán và kế hoạch đề ra, đánh giá khả năng, kết quả công việc của nhân viên trong nhóm kiểm toán từ đó xác định các yếu tố cần bổ sung cho những nhân viên cụ thể.

Đối với các công ty kiểm toán trong nước việc điều tra, thăm dò mức độ thoả mãn của khách hàng vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và không được lưu trữ đầy đủ. Một số công ty tìm hiểu mức độ thoả mãn khách hàng thông qua hình thức tiếp xúc trực tiếp dưới các hình thức khác nhau bởi các cán bộ quản lý. Hình thức thăm dò này rất hạn chế chất lượng thông tin và không đảm bảo mức độ khách quan trong việc đánh giá, nhận xét đối với các thành viên đã tham gia kiểm toán khách hàng đó. Nhìn chung đa số các công ty không thực hiện các hoạt động đánh giá thăm dò mức độ thoả mãn khách hàng.

Nhìn chung, chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của những người sử dụng thông tin, góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán, các công ty kiểm toán phối hợp chưa tốt với các cơ quan quản lý. Trong một số trường hợp, công ty kiểm toán chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo của mình với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên xét thấy có thông tin sai phạm về gian lận thương mại, về hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng đã không thông báo với Nhà nước. Có không ít kiểm toán viên đã không loại trừ những khoản mục có nghi vấn trong báo cáo tài chính. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một vụ kiện về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

Ở Việt Nam, kinh nghiệm hành nghề, năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế. Nhiều công ty kiểm toán đã cố gắng tăng sức cạnh tranh bằng cách hạ giá phí kiểm toán và đương nhiên, điều này sẽ làm giảm thời gian, số lượng các thủ tục kiểm toán và làm giảm chất lượng kiểm toán, nếu sự cắt giảm giá phí là quá mức. Hơn nữa, sức ép với các công ty kiểm toán ngày

càng tăng trong điều kiện hiện nay, khi mà bản thân các khách hàng thường quá chú trọng vào tiêu thức giá phí thấp để lựa chọn công ty kiểm toán. Hiện nay, để tiếp tục tồn tại, phát triển và hoạt động kinh doanh có lãi, một số công ty đã cố gắng chiều theo khách hàng. Điều này sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi kiểm toán viên không có bản lĩnh, yếu kém về trình độ chuyên môn dẫn đến việc bỏ qua sai sót cần điều chỉnh, thậm chí có thể thay đổi ý kiến kiểm toán.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w