- Đưa ra một lộ trình nhất định để các nhân viên căn cứ vào đó để có kế hoạch phấn đấu một cách khoa học.
3.2.2.2. Thiết kế các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và thiết kế bộ máy tổ chức thực hiện chuyên trách nhiệm vụ này.
công việc kiểm toán. Trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành chính thức, các cấp quản lý của công ty đều tiến hành các công việc soát sét các công việc kiểm toán và bảo đảm rằng, các yêu cầu của công việc kiểm toán đều đã được thực hiện một cách đầy đủ, đúng theo qui trình kiểm toán đã đề ra nhằm khẳng định rằng mọi bằng chứng kiểm toán cần thiết đã được thu thập đầy đủ và đảm bảo cho ý kiến kiểm toán.
Việc soát xét công việc kiểm toán không thuộc trách nhiệm của bộ phận riêng biệt nào mà nó được thực hiện bởi tất các các thành viên có trách nhiệm.
Công việc soát xét tiến hành đối với mọi cuộc kiểm toán và ở các cấp độ khác nhau. Việc soát xét được thực hiện trước, trong và sau khi thực hiện công việc thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Soát xét trước là việc đánh giá ban đầu và sự lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán.
- Soát xét trong quá trình kiểm toán tập trung vào các chương trình kiểm toán chi tiết. Đối với Kiểm toán viên chính phải soát xét tất cả các phần hành, nội dung công việc kiểm toán và ký vào tất cả các giấy tờ làm việc đã soát xét. Sau khi thấy đã thoả mãn đối với kết quả công việc sẽ chuyển hồ sơ kiểm toán lên cấp cao hơn là cán bộ quản lý kiểm toán, ở cấp này sẽ soát xét lại một cách tổng thể toàn bộ hồ sơ kiểm toán và tập trung vào những nội dung quan trọng, có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tiếp sau cấp quản lý là ban lãnh đạo, cấp độ này tập trung vào những vấn đề trọng yếu và tổng thể toàn bộ báo cáo tài chính, phân tích đánh giá chung. Sau khi soát xét các cấp này đều phải ký xác nhận vào những giấy tờ theo mẫu đã qui định. Đặc biệt đối với những nội dung mang tính chất chuyên nghành, đều có sự tham gia soát xét và ý kiến của chuyên gia. Mọi câu hỏi đặt ra hoặc có các quan điểm, ý kiến chưa thống nhất trong quá trình soát xét đều được giải quyết triệt để và đi đến thống nhất.
- Cuối cùng, trước khi phát hành báo cáo kiểm toán các cấp quản lý đều phải khảng định bằng việc ký vào bản giải trình về việc soát xét và chấp thuận kết quả kiểm toán trong đó nêu rõ và cam kết rằng tất cả các thành viên này đều đã hiểu một cách đầy đủ và thực hiện các công việc cần thiết theo đúng phạm vi trách
nhiệm của mình và phù hợp với các qui định hướng dẫn của công ty cũng như chuẩn mực kiểm toán.
3.2.2.3. Cần tăng cường trao đổi, chia sẻ giữa các công ty kiểm toán về chuyên môn và các vấn đề đào tạo, hợp tác kiểm toán.
Các CTKT cần phải luôn luôn tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với các công ty và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, không ngừng học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tiến tới xây dựng đặc thù riêng cho ngành nghề kiểm toán Việt Nam.
3.2.3. Giải pháp đối với Hội nghề nghiệp
Hiện nay Bộ tài chính đã có quyết định chuyển giao một số chức năng cho hội nghề nghiệp. Như vậy, trong tương lai, Hội nghề nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập từ bên ngoài. Muốn làm nòng cốt trong việc kiểm soát cần phải:
3.2.3.1. Kiện toàn hoạt động của tổ chức nghề nghiệp
VACPA đã ra đời được 5 năm (15/04/2005) và ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển ngành kiểm toán độc lập ở nước ta. Tuy đã đạt được nhiều thành công nhưng kỳ vọng của các cấp quản lý và của cả xã hội là VACPA phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò đầu tàu, lãnh đạo của mình đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Muốn như vậy, VACPA cần chú ý đến những điểm sau :
- Xây dựng quy trình chi tiết về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán bên trong. Hướng dẫn chi tiết này giúp các công ty kiểm toán nhỏ xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho họ. Đồng thời hướng dẫn các CTKT hoàn thiện quy trình và đổi mới phương pháp nghiệp vụ.
- Cần liên kết với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong quá trình đào tạo, thi tuyển kiểm toán viên Việt Nam. Trao đổi với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về các giải pháp để tiến tới ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên.
hạng cho các công ty kiểm toán theo tiêu chuẩn chất lượng được khách hàng bình chọn, điều này góp phần không nhỏ để các công ty kiểm toán không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, củng cố uy tín đối với xã hội. Những thông tin này cần được công bố một cách rộng rãi ra tính công chúng, giúp cho tất cả mọi người có thể tiếp cận được một cách dễ dàng để từ đó họ có thể lựa chọn một dịch vụ có chất lượng phù hợp với yêu cầu.
- Tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, các buổi tạo đàm giải đáp thắc mắc một cách thường xuyên hơn cho các công ty kiểm toán, nhằm giúp các công ty kiểm toán, các kiểm toán viên tuân thủ tốt các chuẩn mực nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động kiểm toán của mình.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kiểm toán viên, các nhân viên của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ; đặc biệt là mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý cho các đối tượng là Giám đốc, Phó giám đốc của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ nhằm trang bị cho họ những kiến thức quản lý và kinh nghiệm điều hành công ty kiểm toán.
3.2.3.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức, chuyên nghiệp hóa các Ban chuyên môn của Hội nghề nghiệp
Để Hội nghề nghiệp có thể đảm nhận vai trò kiểm soát, cần thành lập các Ủy ban trực thuộc Hội. Dựa vào kinh nghiệm của Pháp và Hoa Kỳ, các Ủy ban cần thành lập bao gồm:
a. Thành lập Ủy ban kiểm soát chất lượng
Như đã nêu trong chương 1, tại Hoa Kỳ việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập được thực hiện bởi Ủy ban kiểm tra chéo. Ủy ban kiểm soát chéo là một bộ phận của AICPA. Kiểm tra chéo được xem như một phương pháp gia tăng chất lượng kiểm toán mang tính bắt buộc đối với tất cả các công ty kiểm toán độc lập là thành viên của AICPA.
Còn tại Pháp, Ủy ban tối cao về kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán một cách thường xuyên và định kỳ đối với các công ty kiểm toán và kiểm toán viên trên mọi lĩnh vực. Ủy ban này vừa là một
tổ chức nghề nghiệp vừa là một cơ quan chức năng của Nhà nước.
Như vậy, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thường thì muốn kiểm soát chất lượng, phải thành lập ủy ban phụ trách có liên quan. Ủy ban kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán sẽ trực thuộc Hội nghề nghiệp (VACPA) và chịu sự giám sát của Nhà nước. Việc thành lập Ủy ban này không những giúp Bộ tài chính giảm bớt công việc, gọn nhẹ bộ máy mà còn giúp cho công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán mang tính chuyên nghiệp hơn.
b. Thành lập Ủy ban Giám sát chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ cho những công ty niêm yết toán cung cấp dịch vụ cho những công ty niêm yết
Báo cáo tài chính được kiểm toán của các công ty niêm yết là một nguồn cung cấp thông tin vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư, các cổ đông, ngân hàng, các cơ quan quản lý,... để có thể ra những quyết định quan trọng trong kinh doanh. Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, là một kênh huy động vốn lớn nhất trong nền kinh tế, thì việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán cho các công ty niêm yết hơn bao giờ hết cần phải được giám sát một cách chặt chẽ.
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Pháp cho thấy, để kiểm soát chất lượng các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán cho các công ty niêm yết, cần có Ủy ban phụ trách riêng. Ủy ban này được thành lập do sự kết hợp giữa Hội nghề nghiệp và Ủy ban chứng khoán.
Tại Việt Nam, từ khi nghề nghiệp kiểm toán được thành lập vào năm 1991 đến nay, hàng năm Bộ tài chính lựa chọn một số công ty kiểm toán độc lập để kiểm soát chất lượng theo nguyên tắc xoay vòng. Nguyên nhân là do Bộ tài chính không có đủ nhân lực và thời gian kiểm soát khi mà số lượng công ty kiểm toán độc lập ngày càng phát triển và đông đảo như hiện nay.
Như vậy, dù theo mô hình nào, Việt Nam cũng cần phải thiết lập Ủy ban giám sát chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán độc lập
kiểm toán cho các công ty niêm yết. Ủy ban này nên trực thuộc VACPA và phải liên kết với Ủy ban chứng khoán khi tiến hành kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán theo chương trình kiểm soát do VACPA thiết lập.
c. Thành lập Ủy ban kỷ luật
Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xử lý kỷ luật các KTV, cần thành lập Ủy ban phụ trách về kỷ luật.
Về mô hình tổ chức, có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp…Đối với Việt Nam, do Bộ tài chính đã giao cho VACPA hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, vì thế Ủy ban kỷ luật nên trực thuộc VACPA, Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm điều tra về bất cứ trường hợp nào được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Các trường hợp này có thể được phát hiện thông qua các cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Ngoài ra Ủy ban này cũng mở các cuộc điều tra riêng nếu nhận được các thông tin về vấn đề được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp thông qua đơn khiếu nại hay qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Các thành viên trong Ủy ban kỷ luật nên là những kiểm toán viên hành nghề, còn không họ phải là những người nổi bật về tính trung thực và khách quan. Trong trường hợp có bằng chứng về vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Ủy ban sẽ đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vi phạm này và ấn định các biện pháp như: