Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 69 - 73)

Đa số các công ty có quy mô nhỏ đều chưa có chínhh sách để điều tra về tính chính trực của ban lãnh đạo công ty khách hàng trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Nhiều công ty vẫn chấp nhận ký hợp đồng khi có xung đột lợi ích giữa khách hàng tiềm năng với khách hang hiện hữu, theo họ việc có được khách hàng để tạo ra doanh thu là một yếu tố để công ty tồn tại, qua đó ta thấy ý kiến này chỉ đúng trong ngắn hạn hơn là dài hạn, vì để tồn tại lâu dài các công ty phải chú trọng vào việc nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ.

- Kỹ năng và năng lực chuyên môn

Hầu hết các công ty này vẫn quan tâm đến việc tổ chức thi tuyển nhân viên nhưng quy trình còn sơ sài. Công tác đào tạo và đào tạo lại các nhân viên chưa được chútrọng nhiều, đa số các nhân viên tự trang trải chi phí để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình.

- Giao việc

Do hạn chế về nguồn nhân lực nên nhiều công ty đã cử những nhân viên chưa đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện công việc kiểm toán. Việc lập báo cáo kiểm toán là trách nhiệm của kiểm toán viên để nêu rõ ý kiến của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán, nhưng không ít kiểm toán viên lại trao trọng trách đó cho các trợ lý lập báo cáo còn mình chỉ thực hiện chức năng ký báo cáo.

- Hướng dẫn và giám sát

Công tác lập kế hoạch kiểm toán tại các công ty này thường ít được chú trọng, không ít các thành viên trong nhóm kiểm toán chưa nắm bắt hoặc chưa rõ được mục tiêu công việc mà mình phải làm trước khi thực hiện công việc. Các công ty kiểm toán mới thành lập với quy mô vừa và nhỏ, do ít kiểm toán viên nên công tác kiểm soát chất lượng rất ít khi được soát xét qua ba cấp.

- Tham khảo ý kiến

Việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia chưa được chú trọng. Khi gặp những vấn đề nan giải hay những vấn đề cần trao đổi, tham vấn với những người có kiến thức, kinh nghiệm hơn, đa số các kiểm toán viên đều tự ý quyết định hơn là tham khảo ý kiến, do họ sợ bị đánh giá về năng lực làm việc của mình. Mặt khác do giá phí thuê chuyên gia tư vấn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí một cuộc kiểm toán nên các công ty này thường tự quyết định hoặc là lờ đi hơn là xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và tuân thủ theo chuẩn mực chuyên môn.

- Duy trì và chấp nhận khách hàng

Hầu hết các công ty này chưa thực hiện việc đánh giá lại khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định hay khi có thay đổi lớn trong công ty khách hàng trước khi chấp nhận ký kết lại hợp đồng. Việc ký kết được hợp đồng với khách hàng thường thông qua những mối quan hệ nhiều hơn là dựa vào chất lượng và uy tín của công ty kiểm toán nên không ít trường hợp những nhân viên được giao tham gia hợp đồng kiểm toán mà tính độc lập đã bị đe dọa.

- Kiểm tra

Nhiều công ty có quy trình kiểm soát chất lượng nhưng chưa thực hiện một cách đầy đủ, nếu có chỉ thực hiện sơ sài mang nặng tínhh đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng hơn là quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng.

2.2.2.2. Tình hình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài

a. Các quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập từ bên ngoài: toán độc lập từ bên ngoài:

Trước tiên vào năm 1994, chính phủ ban hành Nghị định số 07-CP ngày 29/01/1994 về “Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”, trong đó quy định Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Đến năm 2004, Chính phủ ban hành nghị định 105/2004/NĐ-CP về việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Trong nghị định này, việc kiểm soát chất lượng vẫn do Bộ tài chính thực hiện. Theo quy định tại điều 33 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 thì Bộ tài chính có nhiệm vụ.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

- Ban hành, phổ biến, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuẩn mực kiểm toán và các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.

- Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức hàng năm; quy định thể thức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên; thành lập Hội đồng thi cấp Nhà nước, tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

- Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đang hành nghề kiểm toán độc lập trong cả nước. Định kỳ 2 năm, Bộ Tài chính thông báo công khai danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đăng ký hành nghề.

- Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán và các quy định liên quan trong các doanh nghiệp kiểm toán.

- Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định của doanh nghiệp kiểm toán trái với quy định của pháp luật về tổ chức doanh nghiệp kiểm toán và hành nghề kiểm toán.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập. - Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm toán.

Chức năng kiểm soát được quy định cụ thể hơn tại phần C Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP (xem phụ lục 4 ).

Vào ngày 15/4/2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006, Bộ tài chính chuyển giao chức năng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho VACPA (được quy định tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005 của Bộ tài chính về việc “Chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán”), còn Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ đã giao cho VACPA. Tuy nhiên, do mới đi vào hoạt động nên Bộ tài chính chỉ chính thức giao nhiệm vụ này cho VACPA kể từ ngày 01/01/2007 theo công văn số 8907/BTC-VP về việc “Chuyển giao chức năng quản lý hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho Hội”, VACPA sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau đây:

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề. Thực hiện cập nhập kiến thức hàng năm theo quy định cho kiểm toán viên hành nghề;

- Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên hành nghề và danh sách doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của pháp luật;

- Xem xét điều kiện và công khai danh sách kiểm toán viên và danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán. Khi phát hiện các sai phạm pháp luật thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Hàng năm, thực hiện tổng kết, đánh giá chất lượng dịch vụ và hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên, hoạt động kiểm toán và báo cáo với Bộ tài chính;

- Đảm nhận các công việc cụ thể như: Cử đại diện của Hội trong thành phần thi tuyển kiểm toán viên hành nghề cấp nhà nước; tham gia tổ chức thi tuyển kiểm toán viên như: phát hồ sơ thi theo mẫu của Hội đồng thi; tổ chức bồi dưỡng, ôn tập trước khi thi.

Bộ tài chính đang trong quá trình soạn thảo “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”, qua nhiều đợt dự thảo quy chế này cơ bản đã hoàn thành và được Bộ tài chính dự kiến sẽ ban hành trong thời gian tới.

b. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Bộ tài chính

Kể từ khi thành lập công ty kiểm toán đầu tiên cho đến nay, việc xác định và đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán vẫn thuộc trách nhiệm của các công ty. Bộ tài chính vẫn chưa tổ chức được hoạt động kiểm soát chất lượng một cách có hệ thống, ngoại trừ mỗi năm Bộ tài chính tổ chức kiểm soát chuyên môn khoảng 7 đến 8 công ty hàng năm. Tính từ cuộc kiểm tra đầu tiên thực hiện vào năm 1998, thì đến năm 2006 có đoàn kiểm soát do Bộ tài chính chủ trí đã thực hiện được 9 đợt kiểm soát với số công ty được kiểm soát là 65 công ty trong tổng số 126 công ty có đăng ký kinh doanh hoạt động kiểm toán, là quá ít so với nhu cầu của thực tiễn.

Nội dung và cách thức triển khai kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thể hiện như sau:

b1. Nội dung của công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập

Việc kiểm soát chất lượng tập trung vào:

- Quy trình kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của các Công ty kiểm toán;- Việc đăng ký hành nghề và thực tế hành nghề của các kiểm toán viên đã

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w