Những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoà

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 85 - 89)

- Trên cơ sở những biên bản kiểm soát chất lượng của các công ty được

c. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoà

- Chưa xây dựng quy trình kiểm soát một cách chuyên nghiệp, chưa có quy chế kiểm soát chất lượng một cách hợp lý. Thật vậy, cho đến nay Bộ tài chính vẫn chưa ban hành quy trình kiểm soát một cách chuyên nghiệp, chưa có quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Do vậy, chưa kiểm soát chặc chẽ hoạt động của các công ty kiểm toán.

- Chưa có đội ngũ kiểm soát viên chuyên nghiệp và chưa có quy định về tiêu chuẩn về việc bổ nhiệm kiểm soát viên. Tuy thực hiện chức năng giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhưng cho đến nay Bộ tài chính vẫn chưa có một đội ngũ kiểm soát viên chuyên nghiệp, thường thì nhân viên tham gia vào các cuộc kiểm tra hàng năm được Bộ tài chính mời từ các các công ty kiểm toán nước ngoài và CTKT lớn trong nước và do vậy các cuộc kiểm tra chưa đi sâu vào chất lượng chuyên môn, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán còn mang nặng tính hình thức.

- Chưa có phối sự hợp với Ủy ban chứng khoán Nhà nước để tiến hành kiểm soát chất lượng đối với các công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Chưa quy định thưởng phạt. Hiện nay chưa có một quy định nào đưa ra những chế tài đối với những hành vi không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, điều này đã có tác động không nhỏ đến chất lượng kiểm toán trong thời gian qua. Thực trạng này dẫn đến là khoảng cách về trình độ và chất lượng kiểm toán giữa các công ty kiểm toán lớn, lâu năm với những công ty nhỏ, mới thành lập sẽ ngày một cách xa.

- Đối tượng và phạm vi thực hiện công tác KSCLKT các công ty KTĐL còn bị giới hạn. Cụ thể đó là nội dung công tác kiểm tra, kiểm soát mới chỉ chủ yếu tập trung vào việc kiểm toán tuân thủ các quy định liên quan đến hành nghề kiểm toán, quy trình tuyển dụng và đào tạo các nhân viên nghiệp vụ chứ chưa đi sâu vào thực hiện việc kiểm tra công tác thu thập các bằng chứng kiểm toán của KTV, công tác lập, soát xét, lưu trữ các hồ sơ kiểm toán.

- Thời gian thực hiện công tác KSCLKT thường ngắn, trung bình việc thực hiện kiểm soát là từ 1-2 ngày/công ty KTĐL. Khoảng thời gian này là không đủ để có thể phát hiện ra những hạn chế, sai phạm trong quá trình thực hiện công tác kinh doanh của các công ty KTĐL một cách cụ thể, rõ ràng.

- Tính đột xuất và “bất ngờ” khi thực hiện công tác KSCLKT là hầu như không có. Ngoại trừ những cuộc “kiểm soát nóng” được tiến hành khi có thông tin từ dư luận phản ánh, thì việc kiểm tra của Hiệp hội thường mang tính chất định kỳ tuân theo kế hoạch KSCLKT hàng năm. Khi tiến hành đến kiểm tra Hiệp hội cũng như các cơ quan chức năng khác đều phát hành các văn bản thông tin gửi trước để yêu cầu sự hợp tác và chuẩn bị từ phía các công ty KTĐL. Chính việc làm này đã khiến cho tính “bất ngờ” – một yếu tố khá quan trọng đối với công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hầu như không có.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, kết luận KSCLKT của Hiệp hội đối với các công ty KTĐL sau một thời gian thực hiện việc KSCLKT còn chưa thường xuyên. Được biết, từ năm 2006, VACPA đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nhiều cuộc kiểm soát chất lượng hàng năm cũng như kiểm tra bất thường. Theo quy định tại Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính thì hàng năm phải kiểm tra 1/3 số công ty kiểm toán đang hoạt động; Các công ty đã hoạt động từ 3 năm trở lên cũng cần được kiểm tra. Việc kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện ra các sai sót giúp công ty chấm dứt, mà còn tư vấn cho công ty cách thức hành nghề sao cho hiệu quả hơn; đồng thời xử lý kỉ luật nếu sai phạm nặng hoặc lặp lại…Sau khi thực hiện việc kiểm tra, biên bản kết quả kiểm tra của từng công ty KTĐL đã được lập và giao cho từng công ty xử

lý. Bộ phận thư ký của Hội tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra hàng năm và phổ biến cho tất cả các công ty biết để rút ra kinh nghiệm chung.

Tuy nhiên trên thực tế thì tình trạng nhiều công ty KTĐL vẫn chưa thực sự nghiêm túc trong việc sửa chữa những hạn chế mà Hiệp hội phát hiện qua các cuộc KSCLKT tại đơn vị là còn nhiều.

Nguyên nhân chính là xuất phát từ quan điểm chủ quan của các công ty KTĐL tuy nhiên trong đó cũng có nguyên nhân khách quan là khâu hậu kiểm (kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của công tác KSCLKT) của Hiệp hội do giới hạn về nguồn lực thực hiện; thời gian thực hiện; kế hoạch thực hiện… còn chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức.

2.2.4. Nguyên nhân tồn tại

2.2.4.1. Nguyên nhân những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên trong các công ty kiểm toán độc lập.

- Hoạt động kiểm toán Việt Nam tuy phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn khá mới mẽ đối với các doanh nghiệp và còn non trẻ so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực. Quy mô thị trường kiểm toán hiện nay khá lớn nhưng trình độ và nhận thức về dịch vụ kiểm toán chưa tương xứng với yêu cầu.

- Nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn, trình độ của kiểm toán viên chưa cao: Bộ tài chính chưa có chương trình đào tạo kiểm toán viên phù hợp, chương trình cập nhập kiến thức hàng năm tuy đã phân loại thành 2 cấp bậc vào năm 2005, nhưng chưa thật sự phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế về trình độ và kiến thức của kiểm toán viên trong quá trình hội nhập và mở cửa. Nhiều kiểm toán viên tuy có đăng ký hành nghề nhưng chưa cập nhật kiến thức đầy đủ. Một số công ty chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên, không bố trí cho kiểm toán viên đi học mà cử các trợ lý đi thay, đi học hộ và kiểm tra hộ. Chương trình cập nhật kiến thức còn hạn chế, chưa sát thực tế và chưa chia theo cấp bậc nhân viên.

- Các CTKT trong nước kể các CTKT lớn thường trả lương thấp hơn các công ty nước ngoài đã dẫn đến tình trạng di chuyển nguồn nhân lực giữa các

công ty kiểm toán, hay các kiểm toán viên tách ra thành lập công ty mới nhằm tìm kiếm thu nhập tốt hơn có xu hướng gia tăng. Kết quả là sức cạnh tranh của các công ty kiểm toán trong nước sẽ ngày càng giảm sút so với các công ty kiểm toán nước ngoài, không đủ mạnh để thực hiện những hợp đồng lớn mà chỉ tìm kiếm những khách hàng nhỏ lẻ.

- Tâm lý các kiểm toán viên cũng như các công ty kiểm toán thường không muốn có sự kiểm soát

- Thiếu sự giám sát của Nhà Nước về hoạt động kiểm toán. Hàng năm Bộ tài chính tiến hành kiểm tra trung bình là khoảng bảy hoặc tám công ty kiểm toán độc lập là chưa đủ so với sự có mặt của 126 công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động hiện nay, thậm chí có công ty đã hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chưa qua một lần kiểm tra. Chưa có các hướng dẫn chi tiết đối với các vấn đề phức tạp. Hiện nay Bộ tài chính chỉ dừng lại ở việc ban hành những chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực, tuy nhiên những vấn đề phức tạp liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ chưa được quan tâm nhiều.

2.2.4.2. Nguyên nhân những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài

- Chưa xây dựng quy trình kiểm soát một cách chuyên nghiệp, chưa có quy chế kiểm soát chất lượng một cách hợp lý. Thật vậy, cho đến nay Bộ tài chính vẫn chưa ban hành quy trình kiểm soát một cách chuyên nghiệp, chưa có quy chế kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Do vậy, chưa kiểm soát chặc chẽ hoạt động của các công ty kiểm toán.

- Chưa có đội ngũ kiểm soát viên chuyên nghiệp và chưa có quy định về tiêu chuẩn về việc bổ nhiệm kiểm soát viên. Tuy thực hiện chức năng giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhưng cho đến nay Bộ tài chính vẫn chưa có một đội ngũ kiểm soát viên chuyên nghiệp, thường thì nhân viên tham gia vào các cuộc kiểm tra hàng năm được Bộ tài chính mời từ các các công ty kiểm toán nước ngoài và CTKT lớn trong nước và do vậy các cuộc kiểm tra chưa đi sâu vào chất lượng chuyên môn, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

còn mang nặng tính hình thức.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w