Lược sử kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

d. Giai đoạn theo dõi sau kiểm tra

1.4.1. Lược sử kiểm soát chất lượng từ bên ngoài tại Hoa Kỳ

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài của Hoa Kỳ ra đời từ thập niên 60. Trong giai đoạn đầu, việc kiểm soát chất lượng chủ yếu do bản thân công ty kiểm toán tiến hành nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tuân thủ yêu cầu chuẩn mực nghề nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, yêu cầu về chất lượng hoạt động kiểm toán ngày càng cao, việc kiểm tra chỉ do bản thân công ty kiểm toán thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vào năm 1960, bắt đầu xuất hiện kiểm tra chéo (peer review), kiểm tra chéo khởi đầu là cuộc kiểm tra được sử dụng trong các công ty kiểm toán lớn. Các công ty sử dụng kiểm tra chéo như một cách thức để đảm bảo rằng các chi nhánh của họ đều duy trì cùng một chất lượng. Đến năm 1977, Học viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu tiến hành chương trình kiểm tra chéo cho các công ty kiểm toán. Vào thời gian này, AICPA đã thành lập Ủy ban phụ trách kiểm tra chéo. Việc kiểm tra chéo ban đầu dựa vào sự tự nguyện của các công ty kiểm toán và đã gặt hái nhiều thành công vì thông qua các cuộc kiểm tra, các công ty kiểm toán dần dần cải thiện được chất lượng hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh thành công nói trên, các nhà kinh tế cho rằng kết quả kiểm tra không phản ảnh chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung bởi lẽ các công ty được kiểm tra đều là công ty tham gia tự nguyện. Thường chỉ những công ty kiểm toán nào tự tin về chất lượng hoạt động, thì họ mới tham gia vào cuộc kiểm tra này.

Hơn nữa, vào giữa thập niên 70 và đầu thập niên 80, đã xảy ra sự phá sản của một số ngân hàng tại Hoa kỳ, trong đó có lỗi các công ty kiểm toán. Ủy ban

chứng khoán Hoa Kỳ đã gây áp lực lên Hội nghề nghiệp kiểm toán. Vấn đề đặt ra là nghề nghiệp chấp nhận vai trò tự kiểm soát hay là để cho Chính phủ đảm nhận trách nhiệm thay họ. Dưới áp lực này, Hội nghề nghiệp đã đứng ra đảm nhận nhiệm vụ tự kiểm soát. Năm 1987, AICPA đã chính thức yêu cầu bắt buộc kiểm tra chéo trong các công ty kiểm toán ba năm một lần. Năm 1988, AICPA đã phê chuẩn hai chương trình kiểm tra chéo khác nhau. Chương trình kiểm tra chéo cho các công ty kiểm toán kiểm toán cho các công ty niêm yết, để thực hiện tiểu ban phụ trách kiểm tra chéo phải phối hợp với tiểu ban của Ủy ban chứng khoán phụ trách tài chính, kế toán. Chương trình còn lại (PCPS) tiến hành kiểm tra cho các công ty kiểm toán kiểm toán cho các công ty không phải là công ty niêm yết.

Trong giai đoạn đầu, kiểm tra chéo được xem như chương trình giáo dục nhằm giúp các công ty thấy rõ các khiếm khuyết trong quá trình thực hiện nhằm gia tăng chất lượng kiểm toán hơn là để đưa ra biện pháp kỷ luật. Do vậy, kết quả của kiểm tra chéo thường bảo mật tuyệt đối.

Cùng với sự phát triển, việc kiểm tra này không chỉ nhằm giúp các công ty kiểm toán nhận thức các khiếm khuyết mà còn giúp công chúng gồm cả các chủ nợ, các người sử dụng khác, các nhà lập pháp cũng như khách hàng biết rõ về chất lượng hoạt động kiểm toán. Công chúng hy vọng qua kết quả kiểm tra sẽ có thể đánh giá chất lượng công việc của công ty kiểm toán cho các mục đích khác nhau.

Bên cạnh đó, các công ty kiểm toán cũng muốn thông qua cuộc kiểm tra này để thông báo cho khách hàng về chất lượng cuộc kiểm toán mà họ đã cung cấp có kết quả tốt. Do vậy, trong thập niên 90, cuộc kiểm tra này gần như trở thành một hệ thống kiểm tra để thông qua đó sẽ nhận xét tốt hay không tốt về công ty kiểm toán.

Ở phần lớn các tiểu bang của Hoa Kỳ, kiểm tra chéo được xem như một điều kiện để được cấp phép hành nghề. Vào thời điểm hiện nay, 46 trong 54 tiểu bang Hoa Kỳ yêu cầu cần có kiểm tra chéo như một điều kiện cấp phép hành nghề, 20 tiểu bang ngoài yêu cầu này còn đưa thêm yêu cầu phải công bố kết quả

của việc kiểm soát này (tháng 05/2004, Ủy ban kiểm tra chéo khuyến cáo rằng một số thông tin từ kiểm tra chéo này sẽ được công bố).

Vào đầu thế kỷ 21, các vụ bê bối tài chính ở các tập đoàn lớn trên thế giới liên tục xảy ra, đặc biệt là vụ gian lận tài chính của Enron đã dẫn đến sự tan rã của một trong năm công ty kiểm hàng đầu trên thế giới là Arthur Andersen, điều này đã làm giảm đáng kể lòng tin của công chúng đối với thông tin được cung cấp bởi các kiểm toán viên. Do đó, để vực lại lòng tin của công chúng và ổn định thị trường tài chính, các nước trên thế giới nhận thấy rằng cần có sự can thiệp của chính phủ vào công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán hơn là để cho các công ty kiểm toán và hội nghề nghiệp thực hiện công việc này. Từ sự thất bại của nghề nghiệp trong quản lý và giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán, nhà nước Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào hoạt động kiểm toán thông qua việc ban hành luật Sarbanes- Oxley. Việc ban hành đạo luật Sarbanes là một thay đổi rất lớn đối với nghề nghiệp kiểm toán Hoa Kỳ. Nó thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kiểm toán và làm thay đổi từ mô hình tự kiểm soát sang mô hình có sự kiểm soát của Nhà nước. Trong đạo luật Sarbanes-Oxley có đưa ra quy định như cho phép Ủy ban giám sát kế toán và kiểm toán các công ty niêm yết (PCAOB - Public Company Accounting Oversight Board) thuộc SEC sẽ:

+ Quản lý việc đăng ký các công ty kiểm toán được phép kiểm toán cho các

công ty niêm yết;

+ Thiết lập hay chấp nhận bằng luật lệ đối với các quy định liên quan đến

kiểm soát chất lượng, đạo đức, tính độc lập và các chuẩn mực khác liên quan đến việc soạn thảo báo cáo kiểm toán;

+ Thực hiện việc giám sát đối với các công ty kiểm toán.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w