Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 112 - 113)

- Thực hiện lại một số chương trình làm việc của hồ sơ để phát hiện ra

3.3.1. Về phía nhà nước

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước thì sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế là cần thiết và tối quan trọng nhằm duy trì một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng. Cho đến nay, KTĐL đã trải gần 20 năm tồn tại, phát triển và trở thành yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, đã có nhiều bài học cho thấy rõ vai trò và lợi ích của kiểm toán độc lập có thể mang lại cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế chính là tăng cường tính minh bạch, hạn chế những rủi ro đạo đức do không tuân thủ chuẩn mực kế toán, che giấu thông tin, gây nên những tổn thất lớn cho các nhà đầu tư và xã hội. Nhà nước cần tạo điều kiện để KTĐL phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng để thúc đẩy hoàn thiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và

thực hiện các cam kết thương mại quốc tế.

Nhà nước cần sớm đưa Luật Kiểm toán độc lập vào đời sống nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập, khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay và đáp ứng nhu cầu phát triển.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cần ban hành các quyết định, thông tư, chuẩn mực hướng dẫn một cách rõ ràng, nhất quán, đồng bộ, có sự tương đồng với các chuẩn mực quốc tế để đảm bảo cơ sở hoạt động cho kiểm toán viên và tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán; nâng cao lòng tin của người đầu tư vào tính khách quan độc lập và năng lực của kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w