- Trên cơ sở những biên bản kiểm soát chất lượng của các công ty được
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
3.1. Quan điểm tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
3.1.1. Mục tiêu yêu cầu nâng cao chất lượng và kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng, trước hết đối với người sử dụng kết quả kiểm toán, ý kiến kiểm toán là cơ sở để họ tin tưởng và sử dụng các thông tin mà họ được cung cấp. Mọi sự không phù hợp nào trong việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều làm ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng kết quả kiểm toán và có thể gây ra các thiệt hại về kinh tế đối với họ.
Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán sự không phù hợp trong ý kiến kiểm toán cũng như không làm thoả mãn sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cũng có nghĩa là công ty gặp rủi ro kiểm toán, mất uy tín và có nguy cơ mất thị trường khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các hoạt động đang dạng, phức tạp, các chính sách kinh tế thay đổi cùng với nhận thức và yêu cầu về chất lượng của khách hàng ngày càng cao. Do vậy vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý chất lượng kiểm toán là phải đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán. Đảm bảo chất lượng kiểm toán là tập hợp các biện pháp có kế hoạch và hệ thống cần thiết để đảm bảo rằng kết quả kiểm toàn hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu về chất lượng đã đề ra. Và, nâng cao chất lượng đòi hỏi các hoạt động quản lý cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và ở mọi cấp độ quản lý nhằm không những duy trì chất lượng mà phải nâng cao hơn nữa chất lượng, nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong các điều kiện thay đổi của nền kinh tế.
trong sạch, lành mạnh và đảm bảo quyền lợi của công chúng cũng như tạo lòng tin của công chúng đối với hoạt động kiểm toán.
Lấy chất lượng và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng dịch vụ làm hàng đầu cho sự phát triển. Định hướng vào chất lượng là điều kiện đem lại lợi nhuận cao và chắc chắn. Thực tế đã cho thấy, đầu tư cho chất lượng, tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu hệ thống đảm bảo chất lượng tốt tức đảm bảo rằng trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên thực hiện tốt, đầy đủ các bước và thủ tục kiểm toán do đó sẽ giảm thiểu các chi phí cho việc kiểm tra soát xét của các cấp quản lý và chi phí cho việc sửa chữa hoặc tiến hành bổ sung các thủ tục kiểm toán. Để kiểm soát tốt chất lượng cần phải hiểu rõ sự thể hiện về chất lượng, các yêu cầu của khách hàng về chất lượng ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Đây chính là cơ sở và điều kiện cho việc nâng cao chất lượng.
3.1.2. Phương hướng và quan điểm tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán
3.1.2.1. Phương hướng tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán
Để nâng cao chất lượng kiểm toán và tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, cần phải triển khai rất nhiều giải pháp khác nhau cả về phía các công ty kiểm toán, phía hội nghề nghiệp kiểm toán và cả về phía Nhà nước. Phương hướng chung là:
- Các quy định liên quan phải luôn cập nhật cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Đối với kiểm soát từ bên ngoài: Bộ tài chính nên tiếp tục đóng vai trò chính trong việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán dù đã có quyết định chuyển giao cho Hội nghề nghiệp. Như chương 1 đã đề cập, xu hướng chung trên thế giới là Nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào hoạt động kiểm toán nhằm ổn định thị trường chứng khoán. Phương hướng này cũng phù hợp với Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc can thiệp của nhà nước thể hiện thông qua các mặt sau:
+Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động kiểm toán độc lập góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý kiểm soát, giám sát của Nhà nước về hoạt động kiểm toán.
+Thứ hai, cần tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán. Bộ tài chính chủ yếu thực hiện chức năng giám sát hoạt động kiểm toán dù đã chuyển giao cho hội nghề nghiệp thực hiện trực tiếp kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Hội nghề nghiệp tồn tại và phát triển.
+Thứ ba, đối với các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty niêm yết, việc kiểm soát chất lượng cần có sự kết hợp với Ủy ban chứng khoán Nhà nước tương tự như các quốc gia phát triển trên thế giới.
- Đối với kiểm soát từ bên trong: vai trò chủ đạo vẫn thuộc về từng công ty kiểm toán. Để giúp các công ty hoàn thiện, cần có cập nhật chuẩn mực kiểm toán cũng như ban hành các hướng dẫn chi tiết, tăng cường kiểm soát từ bên ngoài, áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với những hành vi không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực kiểm toán làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, giảm sút lòng tin của công chúng đối với ngành nghề kiểm toán.
3.1.2.2. Quan điểm tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán
Để nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, cần tuân theo các quan điểm có tính nguyên tắc sau:
- Bộ tài chính vẫn thực hiện chức năng chủ đạo trong việc ban hành và hoàn thiện các văn bản để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán, cũng như giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thực hiện và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán và phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế giới, Tuy vậy, việc tiến hành kiểm soát chất lượng có thể thực hiện bởi Hội nghề nghiệp theo nội dung, nhiệm vụ đã được Bộ tài chính chuyển giao.
khác trong kiểm soát chất lượng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế và đồng thời phải học tập kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên đoàn các nhà kế toán quốc tế (IFAC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc gia nhập vào các tổ chức này không chỉ dừng lại ở các quan hệ thương mại, mà còn phù hợp về kế toán và kiểm toán. Do vậy, các quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, cũng như sự phối hợp với các tổ chức có liên quan phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với thông lệ của quốc tế. Mặt khác, để có bước đi phù hợp, cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Pháp, những kinh nghiệm này cần được vận dụng cho phù hợp với tình hình và đặc điểm của Việt Nam.
- Nội dung và quy trình kiểm soát chất lượng phải đảm bảo tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Do có sự khác biệt về trình độ và quy mô giữa các công ty kiểm toán, vì vậy nội dung và quy trình kiểm soát chất lượng phải đơn giản, dễ vận dụng vào trong thực tiễn, cần có các hướng dẫn chi tiết. Kiểm soát chất lượng cũng phải được xem xét theo một lộ trình, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý và vừa phù hợp với năng lực của Hội nghề nghiệp.
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán
Qua 20 năm tồn tại và phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, hoạt động kiểm toán độc lập vẫn còn nhiều bất cập.
Vì vậy, để hoạt động kiểm toán độc lập phát triển lành mạnh, tạo được niềm tin đối với công chúng cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác KSCLKT.
3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước
Nhà nước mà cụ thể là Bộ tài chính sẽ đóng vai trò chính trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KSCL hoạt động kiểm toán độc lập:
- Cho đến thời điểm hiện tại, cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác KSCLKT đó là Quy chế KSCL dịch vụ kế toán, kiểm toán ban hành theo quyết
14/7/2005 về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán và Chuẩn mực kiểm toán số 220 vê KSCLKT ban hành theo quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/03/2003.
- Đối với quyết định số 32/2007/QĐ-BTC thì văn bản này đã quy định khá chi tiết về các nội dung liên quan đến KSCLKT, nhưng về cơ bản có thể khái quát với hai mảng phạm vi chính để thực hiện KSCL đó là trong các công ty kiểm toán và trong các công ty kế toán, người hành nghề kế toán.
Cùng một văn bản nhưng Bộ tài chính lại chuyển giao quyền KSCL đối với dịch vụ trong công ty kiểm toán cho VACPA còn quyền KSCL đối với dịch vụ trong công ty kế toán và người hành nghề cho VAA.
Tuy nhiên, nên hoàn thiện lại văn bản này theo cách là tách riêng các nội dung của quy chế KCSL liên quan làm hai phần chính; phần 1 liên quan đến đến mảng quản lý kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của VACPA riêng và phần 2 liên quan đến mảng quản lý kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của VAA riêng.
- Đồng thời soát xét lại và trình bày cụ thể hơn, bổ sung kỹ lưỡng hơn các quy định, quy trình hướng dẫn công tác kiểm tra hệ thống, kiểm tra chi tiết theo hướng hài hòa với chuẩn mực VSA 220 đã có và Luật kiểm toán độc lập sắp sửa ra đời trong tương lai không xa.
- Đẩy mạnh việc thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác song phương với các nước trong khu vực và trên thế giới để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu chất lượng dịch vụ mang tầm khu vực và quốc tế.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam sao cho chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam được các nước trong khu vực và quốc tế thừa nhận.
3.2.2. Giải pháp đối với đối với các Công ty kiểm toán độc lập
Phần thực trạng cho thấy, hoạt động kiểm soát chất lượng chưa được thực hiện một cách đầy đủ nguyên nhân trực tiếp là từ các công ty kiểm toán. Vì
vậy, để nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán độc lập cần:
3.2.2.1. Không ngừng nâng cao trình độ và năng lực hành nghề của kiểm toán viên, thông qua các chính sách về tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, khen thưởng, xử phạt
Thứ nhất, nâng cao trình độ và năng lực hành nghề của kiểm toán viên, thường xuyên cập nhập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và kiến thức ngoại ngữ. Để đạt được điều này, cần tập trung vào: