- Chính sách đối với việc thực hiện hợp đồng: Công ty kiểm toán cần chú
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM
ĐỘNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của kiểm toán ở Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam
2.1.1.1. Sự cần thiết hình thành kiểm toán ở Việt nam
Kiểm toán và đặc biệt là kiểm toán độc lập xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp.
Kiểm toán và đặc biệt là kiểm toán độc lập xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp. Ở Việt nam, hoạt động kiểm toán xuất hiện trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Do vậy vấn đề đặt ra là nhu cầu về kiểm toán xuất phát từ các yêu cầu pháp lý bắt buộc kiểm toán hay là nhu cầu về kiểm toán là tất yếu, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường.
Thực tế các qui định pháp lý yêu cầu các doanh nghiệp phải được kiểm toán đã dẫn đến sự hiểu nhầm rằng cơ sở ra đời hay sự cần thiết của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế là do các qui định pháp lý. Cụ thể, trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam qui định “Báo cáo tài chính hàng năm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được một tổ chức kiểm toán hợp pháp ở Việt nam kiểm tra, xác nhận trước khi nộp cho SCCI (Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và cơ quan thuế”, hoặc theo hướng dẫn tại Thông tư số 73TC/TCDN ngày 12/11/1996 cũng qui định, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ xác nhận trước
tài chính của các doanh nghiệp đăng ký tại thị trường chứng khoán phải được kiểm toán xác nhận. Đối với các doanh nghiệp muốn cổ phần hoá, bán, khoán cho thuê cũng phải có kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính.
Ở Việt nam, trước năm 1975 đã có văn phòng kiểm toán của các công ty kiểm toán quốc tế hoạt động ở Sài gòn. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động kiểm toán của các văn phòng này không còn thích hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung lúc bấy giờ. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các hoạt động kinh tế được chỉ đạo thống nhất, định sẵn. Cùng với chế độ sở hữu tập thể đã dẫn đến việc xác định quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng các cấp lãnh đạo khác không rõ ràng. Việc kiểm tra các thông tin kinh tế ở thời kỳ này mang tính tuân thủ là chủ yếu và việc kiểm tra được thực hiện bởi các cơ quan chức năng (thuế, tài chính, cơ quan chủ quản... ). Các thông tin này là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Mặt khác với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì không thể tồn tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế nào được xem là độc lập để thực hiện đầy đủ chức năng kiểm toán. Do vậy vào thời kỳ này không xuất hiện nhu cầu về kiểm toán. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp theo các hình thức sở hữu khác nhau được thành lập và phát triển mạnh, các doanh nghiêp này đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế, đồng thời các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập. Với sự chuyển đổi này cho thấy đã xuất hiện đầy đủ các điều kiện và yêu cầu cho sự ra đời của hoạt động kiểm toán độc lập đó là:
- Về khách quan: Do có sự đầu tư nước ngoài vào Việt nam, tất sẽ phát sinh nhu cầu cần phải có hoạt động kiểm toán cũng như nhu cầu tư vấn của bản thân các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là thông lệ và cũng là yêu cầu của công ty mẹ. Mặt khác về phía quản lý nhà nước cũng cần phải có được thông tin đáng tin cậy để đánh giá thực trạng đầu tư cũng như thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong khi không thể áp dụng các hình thức duyệt quyết toán như đối với các doanh nghiệp nhà nước.
- Về chủ quan: Khi tính chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp được phát huy, các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập, theo đó các yêu cầu thông tin kinh tế trung thực và đáng tin cậy là hết sức quan trọng. Các thông tin này không chỉ phục vụ cho cho một đối tượng là nhà nước mà còn phục vụ cho nhiều các đối tượng khác như Ngân hàng (tư cách là người cho vay), đối tác kinh doanh, .... .
Với các yêu cầu mang tính khách quan và chủ quan như trình bày ở trên đã hình thành nhu cầu kiểm toán, theo đó Công ty kiểm toán đầu tiên của Việt nam được thành lập (tháng 5 năm 1991). Tiếp sau là hàng loạt các công ty kiểm toán khác ở mọi thành phần kinh tế cũng được thành lập. Như vậy sự xuất hiện kiểm toán ở Việt nam là tất yếu khách quan, hoạt động kiểm toán độc lập thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường và là nhu cầu của nền kinh tế chứ không phải là sự bắt buộc của các qui định pháp lý.
2.1.1.2. Quá trình phát triển của kiểm toán ở Việt Nam
Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới (1990). Trong cơ chế quản lý mới, Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế không phải bằng biện pháp hành chính, mà bằng luật pháp, bằng đòn bảy và công cụ kinh tế. Kinh tế thị trường đòi hỏi hoạt động kinh tế - tài chính phải diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai. Thông tin kinh tế - tài chính do hạch toán kế toán xử lý, tổng hợp và cung cấp, phục vụ các quyết định kinh tế phải đảm bảo yêu cầu đầy đủ, trung thực, có độ tin cậy cao.
Ở Việt Nam tồn tại 3 loại hình kiểm toán: Kiểm toán độc lập (KTĐL) tiến hành kiểm toán các hoạt động kinh tế; kiểm toán nhà nước (KTNN) kiểm toán các hoạt động tài chính nhà nước; kiểm toán nội bộ (KTNB) kiểm toán trong từng đơn vị, cơ quan.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển, ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Tháng 5 năm
1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập với 13 người và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề hầu như chưa có.
Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong thời gian này ngoài việc được Chính phủ hỗ trợ một cách tích cực, sự nỗ lực không ngừng của các cá nhân và tổ chức trong nước, mà còn nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, đặc biệt là có sự tham gia của các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới như: Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young (EY), KPMG, Pricewaterhouse Coopers (PWC). Các công ty này trong thời gian đầu đã đưa những phương pháp, cách thức tổ chức quản lý hiện đại và những phương pháp đào tạo nhân lực mang chất lượng quốc tế du nhập vào thị trường kiểm toán Việt Nam, khi họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực này.
Ngay từ những ngày đầu thành lập các công ty kiểm toán đã chú trọng đến việc tuyển nhân viên kiểm toán và nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên. Vào tháng 10/1994, Bộ tài chính đã tổ chức kỳ thi tuyển đầu tiên và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn kiểm toán viên chuyên ngành. Sau đó, qua các kỳ thi tuyển kiểm toán viên số lượng người được cấp bằng ngày càng gia tăng. Ngoài các kiểm toán viên được Bộ tài chính cấp chứng chỉ, còn có các kiểm toán viên được tổ chức nghề nghiệp của các nước trên thế giới cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
Tổng số lao động làm việc năm 2007 trong 100 công ty kiểm toán là 5414 người. 100% nhân viên chuyên nghiệp của các công ty có trình độ đại học, tỷ lệ bình quân của kiểm toán viên trên tổng số nhân viên chuyên nghiệp toàn ngành kiểm toán năm 2005 chỉ là 27,4%, năm 2007 là 21,6%. Tỷ lệ nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên so với nhân viên chuyên nghiệp không cân đối giữa các công ty, có công ty có tỷ lệ khá cao nhưng cũng có công ty tỷ lệ này còn thấp. Do công ty kiểm toán nước ngoài phải thực hiện chính sách đào tạo chung của công ty mẹ nên đội ngũ kiểm toán viên đã được tiếp nhận công nghệ kiểm toán, quản lý quốc tế và được đào tạo một cách có hệ thống về kế toán và kiểm toán quốc tế. Đối với
công ty kiểm toán Việt Nam là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế đã nhận được sự trợ giúp của các hãng kiểm toán về chuyển giao công nghệ kiểm toán, kỹ thuật và quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên một cách có hệ thống và từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2010, cả nước đã có 148 công ty đã đăng ký hành nghề, bao gồm 137 công ty TNHH, 5 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là Ernts and Young, Price Waterhouse coopers, KPMG, G. T, Logos, 2 công ty có vốn đầu tư nước ngoài là E Jung, Mazars và 4 công ty hợp danh. Và đến thời điểm này, ngành kiểm toán có khoảng 8.000 người làm việc, trong đó hơn 1.100 người có chứng chỉ kiểm toán viên, 111 người vừa có chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam vừa có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài.
Thống kê từ 131 công ty kiểm toán (có báo cáo VACPA) cho thấy, số lượng khách hàng năm 2009 của toàn ngành là 25.875 khách hàng. Đối tượng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến các công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã (HTX)... Doanh thu năm 2009 đạt 2.191 tỷ đồng, tăng 27,55% so với năm 2008. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ kiểm toán chiếm tỷ trọng cao nhất - xấp xỉ 1.600 tỷ đồng (71%).
Trải qua 19 năm hình thành, hoạt động, phát triển, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được một số thành công nhất định. Nhận thức về kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói riêng, nhận thức và vai trò, vị thế của kiểm toán độc lập ngày càng được khẳng định trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu minh bạch hóa của nền kinh tế thị trường.
- Hoạt động kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đầu tư từ nước ngoài.
- Kiểm tóan độc lập phát triển nhanh, mạnh cả về lượng và chất.
- Đã hình thành đội ngũ kiểm toán viên hành nghề với chất lượng ngày càng nâng cao.
- Với tư cách là họat động dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tiền tệ mở cửa và hội nhập.
Hoạt động Kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời và phát triển từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt sau khi luật đầu tư được ban hành vào năm 1989 nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 5 năm 1991, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời được đánh dấu bằng sự thành lập của hai công ty kiểm toán đầu tiên trực thuộc Bộ tài chính là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO), Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) với 13 nhân viên. Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ty kiểm toán tiếp theo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu quả cũng như đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới.
2.1.2.1. Các quy định pháp lý
Quy định pháp lý đầu tiên liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập là nghị định số 07/CP của Chính phủ ra đời ngày 29/01/1994. Tiếp theo đó, các nghị định và thông tư khác lần lượt ra đời như sau: