5. Bố cục của đề tài
2.1 Xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng
Nhận thức được vai trò quan trọng về việc xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự trong việc giải quyết vụ án dân sự nên Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã có những quy định về những biện pháp xử lí đối với những hành vi đó. Trong phần này, người viết phân tích những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản có liên quan nhằm làm rõ vai trò quan trọng của việc xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự.
2.1.1 Đối với hành vi không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Một cách chung nhất, hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự là hành vi không tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Hành vi này có thể xuất hiện ở người tham gia tố tụng, mà trước hết là các đương sự và có thể là các người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Đây là những hành vi thường gặp trong hoạt động giải quyết các vụ án dân sự. Như vậy, đương sự là một trong những chủ thể thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự và đương sự gồm những ai? Đó là những vấn đề mà người viết muốn làm sáng tỏ sau đây.
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 26 SVTH: Nguyễn Hoài Phong 2.1.1.1 Nguyên đơn
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực của mình phụ trách cũng là nguyên đơn. Như vậy, nguyên đơn trong vụ án dân sự phải có hai đặc điểm sau: Có đơn kiện (tự mình khởi kiện hoặc người khác khởi kiện) và có giả thuyết cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự nguyên đơn bao gồm ba loại:
Thứ nhất, người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trong trường hợp này, người khởi kiện là một cá nhân trực tiếp thực hiện việc khởi kiện khi thực hiện các mối quan hệ xã hội bị một cá nhân hoặc tổ chức khác xâm phạm đến lợi ích của mình thì người này yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình. Nguyên đơn là cá nhân bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Ví dụ, liên quan đến quyền thừa kế. Lúc còn sống ông A có một người con là B và chung sống với một người phụ nữ nhưng không có kết hôn. Sau khi ông A qua đời để lại di chúc với toàn bộ tài sản của mình cho người phụ nữ mà ông A chung sống. Không đồng ý với điều đó vì B cho rằng mình là con ruột phải được hưởng một phần tài sản do cha mình để lại và đã khởi kiện đến Tòa án để giải quyết.
Thứ hai, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy
định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Ở đây, nguyên đơn vẫn là một cá nhân nhưng trong trường hợp này họ không trực tiếp khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết những tranh chấp mà được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thay mặt họ yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm. Ví dụ: Người được cơ quan dân số gia đình và trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình8.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện vụ án dân
sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ngoài việc cá nhân có thể là nguyên đơn thì cơ quan, tổ chức cũng thực hiện được quyền này. Nếu nguyên đơn là cơ quan nhà nước gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; nguyên đơn là tổ chức bao gồm: tổ chức kinh tế, tổ
8
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 27 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp9. Xét trên góc độ lí luận thì cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện nhưng trên thực tế quyền này được giao cho người đứng đầu của cơ quan, tổ chức đó để việc khởi kiện được thực hiện thuận lợi hơn.
Vì là người khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cho nên nguyên đơn luôn thể hiện sự chủ động của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Có thể nói, nguyên đơn là người bị hại trong vụ án dân sự và là người có ý muốn giải quyết vụ án dân sự hơn so với các chủ thể khác trong thành phần những người tham gia tố tụng. Từ đó, khả năng nguyên đơn có những hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự là không cao so với các chủ thể khác. Bởi vì, nếu như nguyên đơn có những hành vi cản trở hoạt động tố tụng thì quá trình giả quyết vụ án sẽ kéo dài hơn và người bất lợi cuối cùng vẫn là chính họ. Cũng có những trường hợp nguyên đơn lại thực hiện những hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Trong trường hợp này bị đơn có quyền phản tố10 đối với nguyên đơn. Bị đơn sẽ có yêu cầu cầu ngược lại đối với nguyên đơn, bị đơn sẽ đóng vai trò chủ động và ngược lại. Để bảo vệ quyền lợi của mình sẽ không tránh khỏi trường hợp nguyên đơn sẽ thực hiện những hành vi làm cản trở hoạt động tố tụng như cản trở hoạt động xác minh; không cung cấp chứng cứ; không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án…
2.1.1.2 Bị đơn
Bị đơn là một trong những đương sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Bị đơn luôn đi cùng với nguyên đơn và tư cách bị đơn được xác định cùng tư cách nguyên đơn.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 BLTTDS năm 2004 “Bị đơn trong vụ
án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.” Theo quy định tại
điều luật này các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định là bị đơn trong vụ án dân sự khi đáp ứng các điều kiện:
Thứ nhất: là người bị nguyên đơn của BLTTDS khởi kiện;
Thứ hai: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự;
Thứ ba: Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay vi phạm đến quyền lợi của
nguyên đơn. Bị đơn được xác định cùng với nguyên đơn khởi kiện tại tòa, nguyên đơn
9
Điều 1 BLTTDS
10
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 28 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
trong vụ án dân sự là người giả thiết cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, tranh chấp nên bị đơn cũng là người được giả thiết xâm phạm quyền lợi của nguyên đơn.
Trong quá trình tố tụng thì bị đơn thường là người bị động và nguyên đơn chính là người chủ động trong mọi tình huống từ khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cho đến việc xác minh, thu thập chứng cứ để cho Tòa án có đủ căn cứ giải quyết. Từ đó, khả năng bị đơn có mặt tại các phiên tòa cũng như yêu cầu hợp tác về việc xác minh, cung cấp chứng cứ là không cao, vì giả thuyết cho rằng bị đơn là người xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn nếu như chấp hành theo những yêu cầu của Tòa án về việc có mặt tại phiên tòa và cung cấp các chứng cứ có liên quan thì họ sẽ đứng trước khả năng bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn về giá trị vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nguy cơ chủ thể này có những hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự là lớn hơn bất kể chủ thể tham gia tố tụng nào khác.
2.1.1.3 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Trong vụ án dân sự có sự tham gia của nguyên đơn, bị đơn và còn có sự tham gia của người thứ ba đóng vai trò là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 BLTTDS năm 2004 “Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.” Như vậy việc tham gia tố tụng
của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trọng vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm có hai loại là:
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên qua có yêu cầu độc lập
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập (hay còn gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn, bị đơn).
Xác định tư cách tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án căn cứ vào thực hiện quyền khởi kiện của nguyên đơn và việc thụ lý vụ án dân sự của Tòa án. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 29 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
tham gia tố tụng có yêu cầu độc lập trước Tòa án. Theo quy định tại Điều 177 BLTTDS năm 2004 thì yêu cầu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án được coi là yêu cầu độc lập khi có các điều kiện:
+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
+ Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được Tòa án giải quyết.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập thì BLTTDS năm 2004 không có quy định cụ thể. Nên dựa vào các quy định có liên quan đến người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể thấy người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập là người tham gia tố tụng dân sự đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn và họ không có yêu cầu tố tụng trước Tòa án. Do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập lợi ích pháp lý của họ gắn liền với lợi ích pháp lý của nguyên đơn, bị đơn nên việc tham gia tố tụng của họ phụ thuộc vào nguyên đơn. Tuy vậy, khi tham gia tố tụng của họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.
Từ những phân tích trên có thể so sánh mức độ thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự của đương sự theo chiều tăng dần. Đầu tiên là nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn, tiếp theo là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào bị đơn, cuối cùng là bị đơn.
2.1.1.4 Quyền và nghĩa vụ của đương sự
Theo khoản 2 Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự như sau:
“ 2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; b) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án;
c) Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu;
d) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập;
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 30 SVTH: Nguyễn Hoài Phong đ) Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành;
g) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;
h) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; i) Tham gia phiên toà;
k) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;
m) Tranh luận tại phiên toà;
n) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;
o) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này; p) Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;
r) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà; s) Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
t) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; u) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.”
Trong các nghĩa vụ trên của đương sự thì nghĩa vụ tại điểm q và r có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nếu đương sự không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về việc có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án cũng như giữ gìn trật tự, làm đúng theo nội quy của phiên tòa đã đặt ra thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra những hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự và điều đó ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Bên cạnh đó, theo quy định trên về đương sự trong vụ án dân sự thì mọi cơ quan, tổ chức bất kể có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân đều được coi là
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 31 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
đương sự trong vụ án dân sự. Quy định này được một số tác giả11 đánh giá là điểm tiến bộ của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) so với Pháp lệnh Thủ tục giả quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động (Pháp lệnh này quy định đương sự trong