Xử lí dân sự đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của đương sự

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 31)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1.5 Xử lí dân sự đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của đương sự

Các biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự không chỉ quy định cụ thể tại phần thư tám, chương XXXII mà còn quy định ở một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. Theo quy định tại Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sử đổi bổ sung năm 2011 thì biện pháp xử lí đối với đương sự như sau:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ

11

Nguyễn Việt Cường (2006), đương sự trong vụ án dân sự, Tạp chí Nghề luật số 2/2006 đăng lại trên trang Thông tin pháp luật dân sự năm 2010: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/03/08/4698/

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 32 SVTH: Nguyễn Hoài Phong giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định đương sự phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên tòa, đây là điểm mới được sửa đổi so với quy định trước đây. Nguyên đơn vắng mặt lần thứ nhất bất kể với lí do nào, có chính đáng, bất khả kháng hay không thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa trừ trường hợp có yêu cầu của nguyên đơn đền nghị xét xử vắng mặt. Khi ra quyết định hoãn phiên tòa, Tòa án có nghĩa vụ thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

Mức độ cản trở hoạt đông tố tụng của nguyên đơn khi không có mặt lần thứ nhất tại phiên tòa chưa thật sự rõ ràng. Trong trường hợp này, nguyên đơn có thể gặp nhiều nguyên nhân không thể ngờ đến như: bị bệnh, tai nạn hay thời tiết không thuận lợi…để đến đúng thời gian mà Tòa án đưa ra, dẫn đến việc họ không có mặt tại phiên tòa chứ không phải từ ý chí chủ quan của họ cố ý không đến dự phiên tòa. Như vậy trong trường hợp vụ việc dân sự có nhiều đương sự tham gia nếu hoãn phiên tòa khi đương sự vắng mặt lần thứ nhất ngay cả khi không có lý do chính đáng sẽ chỉ bảo vệ được quyền lợi của một bên đương sự vắng mặt, các đương sự sẽ lợi dụng quy định

này của pháp luật, làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự,

gây cản trở cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Nếu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 33 SVTH: Nguyễn Hoài Phong

trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện còn. Biện pháp xử lí đối với hành vi không có mặt lần thứ hai theo giấy triệu tập của Tòa án sẽ ở mức độ nặng hơn, Tòa án không quyết định hoãn phiên tòa mà sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, thực tế phát sinh trường hợp xét xử phúc thẩm, nguyên đơn không phải là người kháng cáo đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt, các Tòa án thường gặp lúng túng, có Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ, có Tòa án áp dụng máy móc cách hiểu nguyên đơn là người khởi kiện vụ án… Do đó Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung quy định rõ trường hợp này theo hướng: Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm nguyên đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án xét xử vắng mặt họ trừ trường hợp quy định tại Điều 266 Bộ luật tố tụng dân sự.

Bên cạnh đó, một trong những nghĩa vụ quan trọng của đương sự nói chung, trong đó bị đơn cũng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án dân sự (điểm q, khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự).

Xét về vị trí tố tụng, bị đơn là người buộc phải tham gia tố tụng để giải quyết vấn đề kiện tụng của nguyên đơn hoặc của những chủ thể khác tham theo quy định của pháp luật. Xét vế góc độ tâm lí cũng như góc độ quyền lợi thì bị đơn thường không muốn tham giai tố tụng và nại ra những khó khăn để không thực hiện các yêu cầu của Tòa án. Một trong những biểu hiện thường gặp của bị đơn là việc bị đơn không đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án, không hợp tác với tòa trong việc giải quyết vụ án.

Khác với hành vi không có mặt tại Tòa án của nguyên đơn. Rõ ràng đây là một hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Việc xử lí hành vi này hết sức cần thiết để vụ án dân sự được thực hiện đúng thời hạn tố tụng cũng như để pháp luật được tôn trọng. Biện pháp mà Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng cho trường hợp này trước hết cũng chính là biện pháp xử lí mà Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã quy định: “Nếu bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai liên tiếp mà vẫn vắng mặt thì Tòa án giải quyết vắng mặt bi đơn”12 (khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự). Xét dưới góc độ tố tụng dân sự, đây là một biện pháp chế tài lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền được có mặt tại Tòa án, được tranh luận được cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Ngoài ra Bộ luật tố tụng dân sự còn có biện pháp xử lí mạnh hơn tại

Điều 384 “ Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập

đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không có mặt tại Tòa án hoặc

12

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 34 SVTH: Nguyễn Hoài Phong không có mặt tại phiên tòa không có lí do chính đáng thì tùy trường hợp có thể bị Tòa án phạt cảnh cáo hoặt phạt tiền”.

Các hoạt động tố tụng diễn ra đúng quy định của pháp luật sẽ là tiền đề để vụ việc dân sự được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Chính vì vậy, các hành vi cản trở phải được xử lí nghiêm minh nhằm mục đích răng đe các hành vi vi phạm, giáo dục và nâng cao ý thức của người tham gia tố tụng, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có rất nhiều hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) chỉ liệt kê một số hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử của Tòa án.

Sự có mặt của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đây được hiểu như một “nguyên đơn dân sự”, “bị đương dân sự” có các quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự đang được nguyên đơn khác khởi kiện nhưng không yêu cầu Tòa án công nhận hoặc giải quyết) là bắt buộc và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thu thập chứng cứ, hòa giải và xét xử. Vắng sự tham gia của họ, thời hạn thu thập, xác minh chứng cứ sẽ bị gián đoạn, không đảm bảo xác định được sự khách quan; việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì buộc phải tạm hoãn do vi phạm nguyên tắc xét xử công khai, trực tiếp.

Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), nếu những chủ thể này đã được Tòa án cấp, tống đạt, thông báo giấy triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình không có mặt tại Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa mà không có người đại diện tham gia và không vì lí do chính đáng thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Tùy theo mức độ, tính chất và đối tượng sẽ bị áp dụng biện pháp phạt hành chính là phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo mà không áp dụng biện pháp dẫn giải như trường hợp người làm chứng cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

Các trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, không có yêu cầu độc lập vắng mặt do không nhận được giấy triệu tập của Tòa án, do bị bệnh có giấy xác nhận của bệnh viện, vì thiên tai… mà không đến được Tòa án hoặc phiên tòa được coi là có lý do chính đáng. Dưới đây là một ví dụ cho thấy hành vi cản trở hoạt động tố tụng do không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án của bị đơn.

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 35 SVTH: Nguyễn Hoài Phong Phiên tòa giải quyết vụ kiện của một người dân với ông chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung xung quanh việc cưỡng chế giải tỏa nhà dân trong dự án đường vành đai 3 bị hoãn lại do ông chủ tịch UBND trón tránh không có mặt tại phiên tòa13

“Khi thẩm phán chủ tọa phiên tòa vừa tuyên bố khai mạc phiên tòa thì một cán bộ phường Thanh Xuân Trung đã đứng dậy trình bày việc ông Chủ tịch ốm, sốt từ chiều tối 24/9 và nhờ chuyển đơn đến HĐXX xin hoãn phiên tòa. Đơn gửi có kèm sổ y bạ của ông chủ tịch Trần Ngọc Sơn khám bệnh tại Phòng khám đa khoa trung tâm y tế quận Thanh Xuân.

Chủ tọa phiên tòa hỏi nữ nhân viên UBNN phường Thanh Xuân Trung, về việc ông Sơn vắng mặt có lý do nhưng có ủy quyền cho cá nhân nào tham gia giải quyết các thủ tục liên quan đến vụ kiệ thì nữ nhân viên này lắc đầu và trả lời: Trong phiên tòa này thì Chủ tịch không ủy quyền.

Những người khởi kiện tỏ ra rất bức xúc sau khi nghe câu trả lời, vì từ khi họ nộp đơn ra tòa, yêu cầu giải quyết, chưa lần nào ông Chủ tịch phường trực tiếp thực hiện mọi thủ tục mà luôn ủy quyền cho nữ nhân viên này đại diện mình tham gia tố tụng.

Về phía nguyên đơn trong vụ kiện, ông Đinh Văn Hanh, chủ nhà số 11 ngõ 3 đường Khuất Duy Tiến (thuộc tổ 43 phường Thanh Xuân Trung) bị cưỡng chế giải tỏa trong dự án làm đường vành đai 3 đoạn qua nút giao Thanh Xuân đặt nghi vấn cho rằng ông chủ tịch Trần Ngọc Sơn đã đưa ra những lí do để tránh né.

Bên cạnh đó, Luật sư Trần Vũ Hải cũng nêu ý kiến: Chủ tịch phường làm việc công nên nếu không thể có mặt thì còn nhiều cán bộ phường khác có thể đại diện để giải quyết công việc. Luật sư kiến nghị Tòa án xác minh lý do vắng mặt của chủ tịch UBND phường.

Cũng vì việc cáo ốm của ông Trần Ngọc Sơn, phiên tòa tương tự vào buổi chiều giữa nguyên đơn là ông Ninh Đức Từ, một người dân khác bị cưỡng chế giải tỏa nhà, kiện chủ tịch phường Thanh Xuân Trung cũng phải hoãn lại. Chính vì thế, rất nhiều người dân đã đội mưa đến dự tòa lại phải ra về rất bức xúc. Hội đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa với thời hạn chưa được ấn định lại.”

Rõ ràng ở đây là hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự của ông Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung. Bởi vì, lí do vắng mặt tại phiên tòa xét xử của ông là

13

Trọng Hiếu, Hoãn xử vụ kiện chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap- luat/Hoan-xu-vu-kien-Chu-tich-UBND-phuong-Thanh-Xuan-Trung/65104968/218/ ngay truy cap 21/4/2013

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 36 SVTH: Nguyễn Hoài Phong

không chính đáng, có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm và từ chối dự phiên tòa nhiều lần mà không ủy quyền cho người có thẩm quyền tham gia. Vì vậy, cần phải có những biện pháp xử lí thật nghiêm minh đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng này.

Tóm lại, biện pháp xử lí đối với hành vi không có mặt theo triệu tập hợp lệ của Tòa án được quy định không chỉ tại phần thư tám, chương XXXII mà còn quy định tại rải rác ở một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Nhưng chủ yếu các biện pháp xử lí hành vi cản trở đối với bị đơn là chiếm đa số và biện pháp xử lí trên thực tế thường xử lí ở góc độ dân sự. Các biện pháp chế tài khác liên quan đến xử lí hành chính còn quy định chung chung khó áp dụng.

2.1.2 Xử lí hành vi không giao nộp chứng cứ của đương sự và cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng

Một trong những điểm khác giữa tố tụng dân sự so với tố tụng hình sự là đương sự sẽ có quyền tự mình thu thập chứng cứ để chứng minh rằng những yêu cầu của họ là đúng đắn, việc cung cấp chứng cứ và các giấy tờ liên quan sẽ quyết định khá lớn đến kết quả của vụ kiện. Vì vậy, quyền cũng như nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đơn sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Do thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp chứng cứ của đương sự pháp luật cũng đã quy định một số biện pháp để xử lí các hành vi cố ý cản trở hoạt động cung cấp chứng cứ của đương sự. Đó cũng chính là vấn đề mà người viết muốn tìm hiểu ở phần này, nhưng trước hết chúng ta hãy tìm hiểu chứng cứ là gì?

2.1.2.1 Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Muốn tìm ra chân lí khách quan của vụ án thì nhiệm vụ của Tòa án là phải làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án. Việc phát sinh, thay đổi, chắm dứt quyền và nghĩa vụ của các đương sự gắn liền với những sự kiện pháp lí nhất định. Các sự kiện xảy ra trong thực tế thì nhất thiết phải thể hiện dưới những góc độ khác nhau,

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)