5. Bố cục của đề tài
2.1.3.2 Xử lí dân sự đối với hành vi của người làm chứng cố ý không có mặt theo
giấy triệu tập của Tòa án
Người làm chứng có trách nhiệm cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến vụ án; khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến vụ án; bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những khai bao sai sự thật mà gây thiệt hại cho đương sự hoặc người khác; phải có mặt tại Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lí do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải đến phiên tòa; phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên. Người làm chứng khai báo giam dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc từ chối khai báo hoặc khi Tòa án triệu tập mà không có lí do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật…14. Đối với hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án đã có những quy định của pháp luật chế tài, xử lí những hành vi này. Nhưng bên cạnh đó cần có những biện pháp xử lí đối với các hành vi đã có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án nhưng lại cố ý khai báo sai sự thật gậy thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác, được quy định tại khoản 7 Điều 66 Bộ luật tố tụng dân sự15. Gây thiệt hại ở đây được hiểu là từ những lời khai sai sự thật của người làm chứng làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín16 của đương sự hoặc người khác. Đây là biện pháp xử lí mang tính chất dân sự, cụ thể là quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Người làm chứng sẽ chịu trách nhiệm đối với những lời khai của mình trước Tòa án nếu những lời khai đó sai sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của đương sự, thì chính họ sẽ bồi thường những thiệt hại đã gây ra. Từ đó, góp phần làm cho người làm chứng có ý thức và hiểu rõ vài trò làm chứng của
14
Điều 66 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011
15
Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
16
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 44 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
mình để đưa ra những lời khai chính xác góp phần làm cho quá trình giải quyết vụ án nhanh hơn. Ngoài ra biện pháp xử lí đối với hành vi của người làm chứng cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án còn được quy định tại khoản 1 Điều 386 Bộ luật tố tụng dân sự, như sau:
“Người làm chứng đã được Tòa án triệu triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa mà không có lí do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc xét xử vụ án thì Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải, cảnh cáo, phạt tiền”. Tuy nhiên không phải tất cả
hành vi của người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tâp của Tòa án là hành vi cản trở hoạt động tố tụng, vi phạm pháp luật. Ví dụ sau đây chứng minh cho ta thấy điều đó.
Người được yêu cầu làm chứng bức xúc trước quyết định triệu tập của cơ quan có thẩm quyền17
Anh Nguyễn Văn Tài (SN 1989, trú tại thôn Yên Tập - Yên Lư - Yên Dũng, Bắc Giang), chồng sản phụ Tống Thị Sen cho biết: Sáng ngày 28/12/2012, khi 2 vợ chồng anh Tài đi trên tỉnh lộ 398 thuộc xã Song Khê - Yên Dũng (Bắc Giang) thì bị một chiến sĩ CSGT Công an huyện Yên Dũng dùng gậy vụt thẳng vào đầu vợ anh. Cú “ra gậy” của chiến sĩ CSGT đã khiến vợ anh bị chấn thương sọ não, nhiều nguy cơ trụy thai và anh bị ngã xe gây thương tích nhẹ.
Ngay sau đó, anh Tài đã viết đơn trình báo có người làm chứng ghi rõ họ tên gửi Công an tỉnh Bắc Giang và Công an huyện Yên Dũng đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ người đã đánh vào đầu vợ anh để trả lại sự công bằng.
Anh Tài bức xúc: “Sau khi tôi gửi đơn trình báo và mong mỏi các cơ quan công quyền vào cuộc tìm lại công lý cho vợ chồng tôi thì bất ngờ ngày 2/1/2013 có một số người mặc thường phục tự xưng là công an huyện Yên Dũng đến tận phòng cấp cứu của vợ tôi tại BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang đưa tận tay tôi một tờ giấy triệu tập lần thứ nhất do điều tra viên Trần Quốc Hồng thuộc Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Dũng ký yêu cầu tôi đúng 7h30 ngày 3/1/2013 phải có mặt tại Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Dũng để làm việc và trong giấy triệu tập không ghi lí do”.
Anh tài còn cho biết thêm: “Tôi và vợ tôi đều là người bị hại, bị gây thương tích chứ không phải tội phạm mà bị Công an huyện Yên Dũng triệu tập như vậy là không hợp lí. Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng đang bị thương, quan trọng hơn, vợ tôi còn đang
17
Anh Thế - Quốc Đô, Chồng thai phụ tố CSGT “ra gậy” bị công an triệu tập, http://dantri.com.vn/phap- luat/chong-thai-phu-to-csgt-ra-gay-bi-cong-an-trieu-tap-681754.htm, ngày truy cập 6/3/2013
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 45 SVTH: Nguyễn Hoài Phong hết sức nguy kịch và tôi phải ngày đêm túc trực tại bệnh viện. Chính vì vậy, tôi cảm thấy hết sức bất bình và hoang mang về việc Công an huyện Yên Dũng triệu tập bất thường như vậy”.
Không chấp nhận việc bị triệu tập, sáng ngày 3/1, anh đã không đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Dũng để làm việc, đồng thời tiếp tục nộp đơn kêu cứu về sự việc đến Công an huyện Yên Dũng, Công an tỉnh Bắc Giang. Đến thời điểm hiện tại, không thấy CQĐT Công an huyện Yên Dũng có bất cứ hồi âm nào. Chính những lí do của
anh Tài đưa ra đã cho chúng ta thấy không phải bất cứ hành vi không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án là cố tình cản trở hoạt động tố tụng, vi phạm pháp luật mà Hội đồng xét xử phải xem xét lí do vắng mặt của họ có chính đáng hay không để có thể
đưa ra quyết định chính xác.
Dẫn giải người làm chứng đến Tòa án hoặc phiên tòa được coi là biện pháp cưỡng chế mạnh nhất áp dụng cho trường hợp này. Tuy nhiên, khi dẫn giải người làm chứng vẫn phải đảm bảo các quyền công dân của họ. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng hạn chế đối với một số quyền dân sự đối với người làm chứng khi vi phạm, đó là quyền tự do đi lại, tự do cư trú được quy định tại điều 48 Bộ luật dân sự 200518. Khi áp dụng biện pháp xử lí dẫn giải người làm chứng đến Tòa án, thì có thể thấy quyền tự do đi lại của người làm chứng đã bị hạn chế. Ý chí chủ quan của họ không muốn có mặt tại Tòa án và việc cơ quan công an đến thi hành quyết định dẫn giải là điều trái với ý muốn của họ. Tuy nhiên, ý chí của người làm chứng trong trường hợp này sẽ bị bác bỏ bởi quyết định dẫn giải họ đến Tòa án. Bởi vì hành vi cố ý không có mặt tại Tòa án để làm chứng làm ảnh hưởng đến một số quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng như lợi ích của xã hội. Vì vậy, quy định của pháp luật về xử lí hành vi cản trở của người làm chứng trong trường hợp này là hợp lí. Nhưng khi áp dụng
biện pháp này cần chú ý đến một số thủ tục trước khi thi hành như: “ghi rõ thời gian,
địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt”19
Việc cưỡng chế thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng được giao cho cơ quan thi hành quyền lực nhà nước thực hiện. Cơ quan này có thể là lực lượng cảnh sát tư pháp trực thuộc Tòa án hoặc cơ quan công an địa phương nơi người làm chứng cư trú hoặc Tòa án gửi công văn đề nghị phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
18
1. Cá nhân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú
2. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
19
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 46 SVTH: Nguyễn Hoài Phong 2.1.4 Xử lí đối với hành vi vi phạm nội quy phiên tòa
Để đảm bảo cho tiến trình giải quyết vụ án không bị gián đoạn cũng như đảm bảo được sự uy nghiêm của chốn pháp đình, đã có nhiều biện pháp được đặt ra góp phần làm cho người dân nói chung và thành phần người tham gia tố tụng nói riêng có thái độ tôn trọng hơn khi tham gia phiên tòa xét xử vụ án, các biện pháp đó như: bố trí lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Tòa án khi tham gia phiên tòa, quan trọng hơn đã có những quy định xử lí các hành vi cố ý vi phạm nội quy phiên tòa, gây mất trật tự, kéo dài thời gian làm cho quá trình giải quyết vụ án bị cản trở. Vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định biện pháp xử lí đối với hành vi vi phạm nội quy phiên là hết sức cần thiết. Nhưng trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nội quy phiên tòa là gì?
2.1.4.1 Nội quy phiên tòa
Theo Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về nội quy phiên tòa như sau:
“1.Những người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
Mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
2.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều này và các quy định khác của pháp luật ban hành nội quy phiên tòa.”
Nội quy phiên tòa là các quy định về quy tắc xử sự của các chủ thể tại phiên tòa. Nội quy phiên tòa có tính chất bắt buộc với các chủ thể tuân theo khi tham gia tố tụng phiên tòa. Bộ luật quy định nội quy phiên tòa để đảm bảo cho việc xét xử được trang nghiêm, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những người tham gia phiên tòa; tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử.
Việc phổ biến nội quy phiên tòa do Thư kí Tòa án thực hiện trước khi bắt đầu phiên tòa. Thư kí tòa án được đọc nguyên văn nội quy phiên tòa và có thể giải thích cụ thể thêm để những người tham gia phiên tòa hiểu rõ hơn. Khi phổ biến nội quy phiên tòa, Thư kí cũng có thể hướng dẫn những người tham gia tố tụng cách xưng hô tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phiên tòa và có trách nhiệm duy trùy
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 47 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
kỉ luật phiên tòa. Mọi người trong phòng xử án phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Mọi người trong phòng xử án bao gồm tất cả những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án để bắt đầu phiên tòa và khi Tòa tuyên án. Trường hợp vụ án được xét xử nhiều ngày, phiên tòa phải có giải lao thì những người trong phòng xử án không cần thiết phải đứng dậy.
Về nguyên tắc mọi người trong phòng xử án phải đứng trong toàn bộ thời gian Tòa tuyên án. Tuy nhiên, nếu thời gian tuyên án dài thì Chủ tọa phiên tòa có thể cho phép mọi người ngồi xuống sau khi tuyên phần mở đầu của bản án. Trong phòng xử án nếu ai muốn trình bài ý kiến thì phải xin phép ý kiến Chủ tọa phiên tòa và khi chủ tọa cho phép thì mới được phép trình bày. Người được xét hỏi và người trình bày ý kiến phải đứng. Trường hợp vì lí do sức khỏe không thể đứng được thì người tham gia phiên tòa xin phép và nếu được Chủ tọa phiên tòa cho phép thì có thể ngồi trình bày.
Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp là người được tòa án triệu tập để xét hỏi với tư cách là người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đối với người làm chứng dưới 16 tuổi, sau khi họ khai báo xong, nếu thấy không cần thiết phải xét hỏi thêm đối với họ thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người đó rời phòng xử án.
2.1.4.2 Biện pháp xử lí hành vi vi phạm nội quy phiên tòa
Điều 387 Bộ luật tố tụng dân sự quy định biện pháp xử lí đối với hành vi vi phạm nội quy phiên tòa như sau:
“1. Người có hành vi vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị chủ tọa phiên tòa quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính.
2. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa thi hành quyết định của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa.
3. Trong trường hợp người vi phạm nội quy phiên tòa đến lúc phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì Tòa án có quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.”.
Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư kí tòa án sẽ phổ biến nội dung của phiên tòa về thái độ, cách xưng hô, cách trình bài ý kiến cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa. Mục đích của việc phổ biến nội quy
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 48 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
nhằm bảo đảm tính trang nghiêm của phiên tòa, bảo đảm cung cách ứng xử cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của những người có mặt tại phiên tòa.
Các hành vi gây rối trật tự phiên tòa, hành vi hành hung, xúc phạm… đến người khác tại phiên tòa sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính: phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính (nhưng vẫn đảm bảo việc tham gia của họ trong thủ tục xét hỏi tại tòa nếu như việc xét hỏi cần thiết cho quá trình xét xử và phán quyết). Biện pháp áp dụng, mức áp dụng do Chủ tọa phiên tòa quyết định, chỉ tuân theo quy định của pháp luật mà không cần trao đổi thống nhất với các thành viên khác của Hội đồng xét xử cũng như Kiểm sát viên. Trong các phiên tòa dân sự, cần thiết phải bố trí lực lượng cảnh sát, lực lượng cảnh vệ tham gia bảo vệ, giữ