Nội quy phiên tòa

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 46 - 47)

5. Bố cục của đề tài

2.1.4.1 Nội quy phiên tòa

Theo Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về nội quy phiên tòa như sau:

“1.Những người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

Mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.

2.Chánh án Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều này và các quy định khác của pháp luật ban hành nội quy phiên tòa.”

Nội quy phiên tòa là các quy định về quy tắc xử sự của các chủ thể tại phiên tòa. Nội quy phiên tòa có tính chất bắt buộc với các chủ thể tuân theo khi tham gia tố tụng phiên tòa. Bộ luật quy định nội quy phiên tòa để đảm bảo cho việc xét xử được trang nghiêm, đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những người tham gia phiên tòa; tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử.

Việc phổ biến nội quy phiên tòa do Thư kí Tòa án thực hiện trước khi bắt đầu phiên tòa. Thư kí tòa án được đọc nguyên văn nội quy phiên tòa và có thể giải thích cụ thể thêm để những người tham gia phiên tòa hiểu rõ hơn. Khi phổ biến nội quy phiên tòa, Thư kí cũng có thể hướng dẫn những người tham gia tố tụng cách xưng hô tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phiên tòa và có trách nhiệm duy trùy

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 47 SVTH: Nguyễn Hoài Phong

kỉ luật phiên tòa. Mọi người trong phòng xử án phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Mọi người trong phòng xử án bao gồm tất cả những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án để bắt đầu phiên tòa và khi Tòa tuyên án. Trường hợp vụ án được xét xử nhiều ngày, phiên tòa phải có giải lao thì những người trong phòng xử án không cần thiết phải đứng dậy.

Về nguyên tắc mọi người trong phòng xử án phải đứng trong toàn bộ thời gian Tòa tuyên án. Tuy nhiên, nếu thời gian tuyên án dài thì Chủ tọa phiên tòa có thể cho phép mọi người ngồi xuống sau khi tuyên phần mở đầu của bản án. Trong phòng xử án nếu ai muốn trình bài ý kiến thì phải xin phép ý kiến Chủ tọa phiên tòa và khi chủ tọa cho phép thì mới được phép trình bày. Người được xét hỏi và người trình bày ý kiến phải đứng. Trường hợp vì lí do sức khỏe không thể đứng được thì người tham gia phiên tòa xin phép và nếu được Chủ tọa phiên tòa cho phép thì có thể ngồi trình bày.

Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp là người được tòa án triệu tập để xét hỏi với tư cách là người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Đối với người làm chứng dưới 16 tuổi, sau khi họ khai báo xong, nếu thấy không cần thiết phải xét hỏi thêm đối với họ thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người đó rời phòng xử án.

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)