Toà án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, bỏ sót

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 70)

5. Bố cục của đề tài

3.2.5 Toà án thụ lý không đúng, xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, bỏ sót

người tham gia tố tụng dẫn tới yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét, kéo dài thời gian xét xử

Thực tiễn thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự cũng cho thấy nhiều trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án nhận đơn, lẽ ra Toà án này phải chuyển đơn khởi kiện tới Toà án có thẩm quyền nhưng do không nắm vững các quy định về điều kiện thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ nên Toà án nhận đơn vẫn thụ lý vụ án. Việc thụ lý không đúng thẩm quyền dẫn tới Toà án đã thụ lý phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền làm cho tiến trình giải quyết vụ án không đúng thụ tục, kéo dài thời gian giải quyết và yêu cầu khởi kiện chậm được xem xét giải quyết, ảnh hưởng đến quyền lợi của đơn sự. Ngoài ra, hiện tượng xác định không đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, giải quyết vụ án không đúng thẩm quyền, bỏ sót người tham gia tố tụng, vi phạm về thành phần hội đồng xét xử, vi phạm thủ tục tố tụng vẫn còn tồn tại dẫn tới Toà án cấp trên phải huỷ án để xét xử lại làm tốn nhiều thời gian để giải quyết vụ án và ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tư pháp. Ở đây, chúng ta không xét tới những sai lầm của Toà án về nội dung vụ việc, nhưng những vi phạm về thủ tục tố tụng của Toà án cũng có thể làm cho vụ án bị xử đi xử lại nhiều lần, làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài và làm cản trở hoạt động tố tụng. Đây cũng chính là một hành vi cản trở hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng, những hiện tượng trên đây cũng cần được chấn chỉnh và khắc phục để quá trình tố tụng bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)