Biện pháp xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 53 - 54)

5. Bố cục của đề tài

2.2.3Biện pháp xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của

Tòa án về việc cung cấp chứng cứ

Nhằm đảm bảo cho hoạt động thu thập chứng cứ, so với Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ không đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Việm kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật tại Điều 389 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011.

“1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Toà án về việc cung cấp

chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành.

2. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”

Chứng cứ của vụ việc dân sự có thể do các đương sự hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác lưu giữ. Việc cung cấp chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ việc cho

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 54 SVTH: Nguyễn Hoài Phong

Tòa án vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người lưu giữ chứng cứ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, Tòa án thực hiện các hoạt động tố tụng nhiều khi không được các cơ quan, tổ chức và cá nhân phối hợp thực hiện, thậm chí không chấp hành các quyết định của Tòa án, trong đó đặc biệt là việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án, mà đối tượng phải kể đến chính là các cơ quan, tổ chức. Họ có nhiều lí do để biện minh cho việc không cung cấp chứng cứ nhưng họ không có nghĩa vụ phải thực hiện, hoặc không quản lí hoặc làm mất chứng cứ hoặc cố tình kéo dài thời gian cung cấp chứng cứ… Vậy, với những trường hợp này phải xử lí như thế nào?

Theo quy định của Điều luật này, trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lí lưu giữ chứng cứ mà không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ thì có thể bị Tòa án ra quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành. Mặc dù vậy, việc xử phạt các hành vi này không đơn giản và gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn do thiếu quy định và chế tài cụ thể. Quy định đưa ra giả định nhưng không quy định cụ thể thế nào là không thi hành quyết định, thời hạn thi hành quyết định là bao lâu. Điều đó dẫn đến không chỉ việc quyết định của Tòa án bị coi nhẹ, thời gian vụ án bị kéo dài mà còn thể hiện ngành Tòa án chưa thật sự được tôn trọng tương đương với vị thế mà pháp luật quy định

Như đã nói ở trên, đối tượng có hành vi cản trở việc cung cấp chứng cứ nhiều nhất trong thực tiễn là các cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, khi áp dụng chế tài sẽ được quy kết trách nhiệm cho người đứng đầu của cơ quan, tổ chức đó. Quy định như vậy vừa để phù hợp với quy tắc cá thể hóa hình phạt của Luật hình sự và vừa để nâng cao trách nhiệm của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cụ thể mà những người này có thể bị xử lí kỹ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu được quy định tại Điều 308 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 53 - 54)