Các đặc điểm của chứng cứ

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 37 - 38)

5. Bố cục của đề tài

2.1.2.2 Các đặc điểm của chứng cứ

Tính khách quan của chứng cứ

Chứng cứ trước hết là những gì có thật, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Chứng cứ sinh ra, thay đổi hình thức hay nội dung và có thể mất đi là hoàn toàn nằm ngoài ý chí của con người. Nếu một ai đó muốn tạo ra một sự kiện giả để đánh lừa Tòa án thì những sự kiện đó không thể là chứng cứ. Tòa án, Việm kiểm sát và những người tham gia tố tụng có thể thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, nhưng không tạo ra chứng cứ. Một sự kiện tồn tại khách quan muốn được sử dụng trong quá trình chứng minh thì trước hết phải được con người phát hiện, nghiên cứu, đánh giá. Như vậy, tuy không tạo ra chứng cứ nhưng con người cần tác động vào sự kiện đó để khai thác chúng như là chứng cứ.

Tính liên quan của chứng cứ

Chứng cứ là những sự kiện thực tế tồn tại khách quan và có liên quan mật thiết đến vụ án mà Tòa án cần giải quyết. Mỗi một sự kiện thực tế cần phải mang một nội dung thiết thực gắn liền với việc giải quyết vụ án của Tòa án. Những sự kiện không có ý nghĩa đối với vụ án thì không được thu thập và đánh giá như những chứng cứ. Do đó, Tòa án phải biết chọn lọc và đánh giá những sự kiện có liên quan và có ý nghĩa.

Tuy vậy, lý luận về chứng cứ cũng thừa nhận trong nhiều trường hợp có những sự kiện không trực tiếp liên quan đến vụ án, nhưng nếu chứng minh được những sự kiện đó có tồn tại thì giúp Tòa án làm sáng tỏ những tình tiết cần chứng minh trong vụ án. Những sự kiện không trực tiếp liên quan đến vụ án này được gọi là những sự kiện trung gian.

Tính hợp pháp của chứng cứ

Các sự kiện hợp pháp nêu trên cần phải được thu thập, bảo quản, củng cố, nghiên cứu và đánh giá theo một trình tự do luật định. Các sự kiện thực tế khách quan sẽ mất hết giá trị nếu Tòa án trong quá trình thu thập, củng cố và đánh giá vi phạm những quy định của pháp luật. Bản thân những sự kiện này cũng sẽ tự mất đi giá trị thực của nó nếu không được bảo quản và củng cố tốt.

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 38 SVTH: Nguyễn Hoài Phong Phân loại chứng cứ

Có nhiều cách phân loại song phổ biến nhất là ba cách phân loại sau: - Phân loại chứng cứ dựa vào nguồn thu thập chứng cứ

Dựa vào nguồn thu nhận, chứng cứ được phân ra thành chứng cứ theo người và chứng cứ theo vật

Chúng cứ theo người là chứng cứ được lấy ra từ lời khai của đương sự, người làm chứng, từ kết luận của người giám định

Chứng cứ theo vật là chứng cứ được Tòa án thu thập từ những vật khác nhau và những giấy tờ tài liệu có liên quan

- Phân loại chứng cứ dựa vào hình thức tạo thành chứng cứ

Căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ, chứng cứ được chia thành chứng cứ góc và chứng cứ thuật lại.

Chứng cứ góc là những sự kiện thực tế đầu tiên về sự kiện cần chứng minh. Thông tin đó liên quan trực tiếp đến sự kiện cần chứng minh.

Chứng cứ thuật lại là những chứng cứ được sao chép lại từ những chứng cứ khác. Giữa chứng cứ thuật lại và chứng cứ góc là một khâu trung gian.

- Phân loại chứng cứ căn cứ vào mối quan hệ giữa chứng cứ với những sự kiện cần chứng minh

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chứng cứ với sự kiện cần chứng minh, chứng cứ được chia ra thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.

Chứng cứ trực tiếp là những sự kiện, tin tức thực tế mà dựa vào đó Tòa án có thể rút ra được một kết luận xác thực là có hay không có trong thực tế những sự kiện cần chứng minh.

Chứng cứ gián tiếp là chứng cứ nếu đứng độc lập thì giúp Tòa án rút ra không phải là một kết luận nhất định nào đó mà là nhiều giả thiết, nhiều giả thiết này nếu được so sánh với các chứng cứ khác thì giúp Tòa án tìm ra được một kết luận nhất định.

Tóm lại, chứng cứ là những gì có thật, phải có tính khách quan, liên quan và hợp pháp. Dựa vào nó Tòa án có thể làm sáng tỏ tình tiết của vụ án

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)