5. Bố cục của đề tài
3.3.5 Quy định bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi đương sự hoặc Tòa
có yêu cầu cung cấp chứng cứ
Sự trợ giúp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án dân sự cũng là một bảo đảm quan trọng để đương sự có thể thực hiện được quyền khởi kiện tại Toà án và góp phần cho quá trình giải quyết vụ kiện được diễn ra nhanh chóng, tránh ảnh hưởng tới quyền lợi của đương sự. Tuy nhiên, xét về thực tế thì trong nhiều trường hợp những chứng cứ, tài liệu ban đầu này lại không do người khởi kiện nắm giữ và cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ các chứng cứ tài liệu này lại không hợp tác với đương sự, dẫn tới việc thực hiện quyền khởi kiện là hết sức khó khăn, quá trình giải quyết kéo dài.
Bên cạnh đó một trong những vướng mắc diễn ra khá phổ biến trong thời gian vừa qua khi áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự là khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ không hề đơn giản. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do. Việc từ chối thường chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này, đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tòa án thu thập.
Từ phân tích trên, người viết kiến nghị bổ sung vào BLTTDS quy định về quyền yêu cầu Toà án can thiệp ngay lập tức (không cần chờ đợi văn bản trả lời lý do không cung cấp của các chủ thể này) trong việc thu thập các chứng cứ, tài liệu đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ và chế tài áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ
chức này nếu việc từ chối cung cấp của họ là không có lý do chính đáng.
Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về biện pháp xử lý đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Nhưng thực tế những quy định này có hiệu lực rất thấp trong quá trình áp dụng. Quy
định cụ thể tại Điều 389 Bộ luật tố tụng dân sự như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức
không thi hành quyết định của Toà án về việc cung cấp chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo,
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 76 SVTH: Nguyễn Hoài Phong phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành.Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Vì vậy, cần có một hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo đó, cần phải làm rõ cho cá nhân, cơ quan tổ chức biết được việc cung cấp chứng cứ của họ cho đương sự có vai trò to lớn trong việc giúp đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và cũng có thể quy định những chế tài riêng đối với trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức cố tình không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ mà đáng lẻ ra có thể cung cấp theo yêu cầu của đương sự. Tại Khoản 1 Điều 389 Bộ luật tố tụng dân sự cần sửa đổi,
bổ sung như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức thi hành không đúng hoặc không thi
hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Tòa án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành quyết định của Tòa án”.
3.3.6 Kiến nghị về việc nâng cao trình độ, nhận thức của người tham gia tố tụng và xây dựng, đào tạo đội ngũ Thẩm phán giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt
Theo kết quả khảo sát thực tiễn thì hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, là do sự hạn chế, khiếm khuyết trong chính các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó hành vi cản trở hoạt đông tố tụng dân sự còn có căn nguyên từ sự thiếu hiểu biết của người dân về các kiến thức cơ bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng, sự thiết tôn trong và xem thường sự uy nghiêm chốn pháp đình, sự sai sót, lúng túng của các Toà án trong công tác thụ lý vụ án dẫn tới trả đơn, đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật làm cho thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, ngoài ra một nguyên nhân đáng được quan tâm đó là những đương sự tham gia trong vụ án dân sự đa phần là người nông dân thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật. Mặt khác, họ lại là những người khó khăn về mặt tài chính lại không thuộc trường hợp được chỉ định luật sư của trung tâm trợ giúp pháp lý, do đó, cần phải có các biện pháp tăng cường khả năng hiểu biết pháp luật cho họ để đảm bảo họ có đủ kiến thức pháp luật có khả năng diễn đạt để thực hiện tốt việc tranh luận (trực tiếp hay gián tiếp) trong quá trình tố tụng dân sự. Một trong các biện pháp để tăng cường khả năng nhận thức về pháp luật của đương sự là phổ biến cho các đương sự hiểu biết về vai trò, chức năng của luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cũng như quyền được nhờ luật sư, người bảo vệ ngay khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Điều này giúp cho đương sự
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 77 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng thông qua sự tư vấn của luật sư, người có kiến thức về pháp luật, từ đó giảm đi khả năng đương sự do không am hiểu về pháp luật nên có những hành vi làm cản trở hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó, việc luât sư có quyền được xác minh, thu thập chứng cứ31 sẽ giúp cho đương sự có được chứng cứ nhanh hơn để giả quyết tranh chấp, bảo vể quyền lợi của mình. Trong trường hợp cần thiết nên yêu cầu các đoàn luật sư tỉnh, thành phố tham gia giải quyết một vụ việc cụ thể của những đối tượng cụ thể như đối tượng khó khăn, gia đình nghèo. Bên cạnh đó, để khắc phục vấn đề này cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự trong nhân dân, tăng cường hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý trong việc hỗ trợ cho người dân thực hiện quyền tố tụng của mình, để thực hiện tốt điều này cần sự chủ động từ phía cơ quan, tổ chức Nhà nước trong vai trò tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật.
Một vấn đề cần phải chú trọng hiện nay là phải xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt là rất quan trọng. Thực tế đã chứng minh, nếu Thẩm phán người điều hành công lý tốt, mà thiếu một trong ba yếu tố đó thì không thể điều hành tốt việc xét xử, không thể tìm ra được sự thật của vụ án qua quá trình tranh luận cũng như tiếp cận và xem xét những chứng cứ mà đương sự cung cấp hay do tự mình thu thập theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Việc tăng cường đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ là rất cần thiết trong bối cảnh các vụ án dân sự trên thực tế ngày càng diễn ra nhiều, các Thẩm phán cần phải có cái nhìn khách quan về vụ án trên cơ sở được trang bị đầy đủ và về chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Với tư cách là một chế độ làm việc, việc từ bỏ dự thảo bản án trước khi xét xử sẽ tạo ra được sự độc lập, khách quan và công bằng trong hoạt động xét xử. Qua đó, vai trò chứng minh của đương sự trong việc giải quyết vụ án được phát huy tối đa và nó làm căn cứ, cơ sở cho Tòa án ra bản án, quyết định. Việc xây dựng nhân cách con người là rất cần thiết, đặc biệt là đối với Thẩm phán người giữ vai trò là “quyết định” trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Mỗi Thẩm phán cần có một cái “đầu lạnh” khi tiến hành giải quyết các vụ án, cần phải có sự “chí công, vô tư” trong suốt quá trình giải quyết. Nếu Thẩm phán có ý nghĩ thiên vị cho một trong các bên đương sự thì việc đương sự cố gắng chứng minh cũng chỉ là “ vô nghĩa” khi mà ý chí chủ quan của Thẩm phán về việc đưa ra quyết định đã bị lệnh về một trong các bên đương sự.
Qua các quy định của pháp luật về biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, người viết đã phân tích các bất cập, hạn chế của luật và thực tiễn áp
31
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 78 SVTH: Nguyễn Hoài Phong dụng. Trên cơ sở phân tích những định hướng người viết đã để đề ra một số giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật và những biện pháp áp dụng cho công tác thực tiễn nhằm đảm bảo cho quá trình tố tụng được thực hiện theo đúng trình tự của pháp luật.
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 79 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
KẾT LUẬN
Pháp luật tố tụng dân sự là một biện pháp bảo đảm thực tế cho các quyền và lợi ích về dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Xuất phát từ bản chất đặc biệt của quá trình tố tụng dân sự là sự bình đẳng, độc lập, tự định đoạt của các đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nên không ít bộ phận đương sự vì lợi ích cá nhân đã cố ý thực hiện một số hành vi nhằm cản trở hoạt động tố tụng và gây bất lợi cho bên đương sự còn lại trong vụ kiện. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, thiếu tôn trọng pháp luật tố tụng làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự ngày càng tăng và các quy định của pháp luật về lĩnh vực này còn tản mạn, không rõ ràng về trình tự, thủ tục và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Chính vì vậy, việc nhận thức một cách đầy đủ về việc xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự trong pháp luật tố tụng của Việt Nam giai đoạn hiện nay và tạo ra những cơ chế, biện pháp thiết thực, hữu hiệu đễ có thể phát huy hết khả năng tích cực, chủ động của các quy định pháp luật về biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự là thật sự cần thiết. Do đó, để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng đem lại là vấn đề quan trọng trong quá trình tố tụng dân sự. Vì vậy, việc nghiên cứu về biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trên thực tế, việc thực hiện các biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng mang lại những hiệu quả nhất định nhưng do các quy định của pháp luật còn chưa hợp lý, nhiều điểm mâu thuẫn nên đã dẫn đến việc áp dụng các quy định để xử lí các hành vi cản trở càn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, trong những vụ án của nhiều nguyên đơn, bị đơn hoặc nhiều người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thì mỗi nguyên đơn, mỗi bị đơn, mỗi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất (có lý do chính đáng hoặc không có lý do chính đáng) Tòa án đều phải hoãn phiên tòa một lần. Như vậy, sẽ làm cho vụ án bị hoãn nhiều lần, gây tốn kém thời gian, công sức của cả đương sự lẫn tòa án.
Thứ hai, nhiều quy định về xử phạt còn mang tính chất nửa vời, còn tản mạn,
không rõ ràng về trình tự, thủ tục và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm
Thứ ba, tòa án yêu cầu đương sự bổ sung chứng cứ, tài liệu ban đầu để có thể thụ
lý vụ án nhưng đương sự không thể bổ sung được do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ các tài liệu, chứng cứ này không có thiện chí cung cấp cho đương sự.
Do vậy, để khắc phục được các hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 80 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
tụng dân sự thì cần phải có những giải pháp góp phần đảm bảo cho các biện pháp xử lí này phát huy được vai trò của nó trong hoạt động tố tụng dân sự. Một trong các biện pháp cơ bản là:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Việc tăng cường tuyên
truyền và phổ biến pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tố tụng dân sự. Người dân sẽ hiểu biết hơn về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng cũng như có thái độ tôn trong khi tham gia phiên tòa.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và có phẩm
chất đạo đức tốt.
Thứ ba, có thể xét xử vắng mặt đương sự khi đương sự không có mặt tại Tòa án
lần thứ nhất, nếu các đương sự còn lại đồng ý và không ảnh hưởng tới quyền lợi của các đương sự khác. Điều này giúp cho thời gian giải quyết vụ án được nhanh hơn, hạn chế ảnh hưởng quyền lợi của đương sự.
Thứ tư, nhanh chống xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể những
trường hợp cản trở hoạt động tố tụng dân sự, tăng mức phạt đối với các hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa, điều này giúp cho các quy định của pháp luật đi vào thực tiễn tốt hơn và phát huy hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, nhìn chung biện pháp xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự đã được nhà làm luật bao quát tương đối đầy đủ trong Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, sự thật thi hành các biện pháp này, hiệu quả của chúng như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào người áp dụng. Nói cách khác, cơ chế bảo đảm cho hoạt động tố tụng đã có. Vấn đề còn lại là chuyện của con người. Điều đó đòi hỏi phải có một sự cố gắng rất lớn từ người thực thi pháp luật, không phải chỉ đơn thuần là nắm bắt được những quy định mới của luật mà còn khả năng ứng dụng pháp luật trong hoạt động tố tụng.
GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 81 SVTH: Nguyễn Hoài Phong
TÀI LIỆU THAM KHẢO
****** ******
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2. Bộ luật hình sự năm 1991. 3. Bộ luật dân sự 2005.
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011). 5. Luật cán bộ, công chức năm 2008.
6. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008)
7. Nghị định 76/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư