Người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 54 - 58)

5. Bố cục của đề tài

2.3.1Người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 55 SVTH: Nguyễn Hoài Phong

Thành phần những người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí tòa án, viện trưởng viện kiểm sát, kiển sát viên21.

Những người phải tuân thủ những quy định tố tụng dân sự, ngoài người tham gia tố tụng cá nhân, tổ chức hữu quan, thì người tiến hành tố tụng cũng là một chủ thể quan trọng. Với tư cách là người tiến hành tố tụng, những người này có trách nhiệm chủ động trong mọi hoạt tố tụng nhằm thúc đẩy việc giải quyết vụ án đúng thủ tục và thời hạn tố tụng. Nếu ngưởi tiến hành tố tụng không tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì vụ án không những không những giải quyết được, làm thiệt hại đến quyền lợi của công dân mà ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan bảo vệ tư pháp. Vì vậy, việc xử lí hành vi vi phạm pháp luật tố tụng dân sự của người tiến hành tố tụng là rất cần thiết, bao gồm cả chế tài mang tính hành chính, tính hình sự và cả những chế tài mang tính chất dân sự. Nghĩa là người tiến hành tố tụng mà có hành vi tố tụng không tuân thủ những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì tùy theo mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi, phải chịu bồi thường trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy, không chỉ những người tham gia tố tụng như bị đơn, người làm chứng hay cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ mới thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân dự mà mà chính cả người tiến hành tố tụng cũng có thể thực hiện hành vi này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người tiến hành tố tụng làm cho quá trình giải quyết vụ án mất nhiều thời gian, trong đó có một số nguyên nhân chính như: thụ lí chậm, thụ lí sai thẩm quyền và một số nguyên nhân chủ quan từ người tiến hành tố tụng. Sau đây là một số ví dụ chứng minh hành vi không tuân thủ quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng.

- Theo đơn khởi kiện tại Tòa án, ông Đ. cho rằng mình nhờ vợ chồng ông L. trông coi giùm mảnh đất trên, trong khi phía ông L. khẳng định ông Đ. đã bán đất cho họ. Họ đã được cơ quan chức năng cấp bìa trắng, sau đó cấp giấy đỏ.

Tòa sơ thẩm tuyên bác yêu cầu của ông Đ. Ông Đ. kháng cáo. Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Đăk Lăk nhận định ông Đ. không xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai nên vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa. Từ đó, tòa đã tuyên hủy án sơ thẩm để cấp sơ thẩm xem xét lại.

Theo bản phủ, nhận định của TAND tỉnh Đăk Lăk là một sai sót rất cơ bản về thẩm quyền thụ lý vụ án của ngành tòa án.

21

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 56 SVTH: Nguyễn Hoài Phong Điều 136 Luật Đất đai quy định tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... thì do TAND giải quyết. Sau đó, Công văn 116 ngày 22-7-2004 của TAND tối cao (về thực hiện thẩm quyền của TAND theo Luật Đất đai 2003) cũng đã nhấn mạnh điều này.

Như vậy, chỉ cần mảnh đất tranh chấp đã có giấy đỏ hoặc các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật Đất đai thì thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa, không cần biết giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đó được cấp cho bên nào, nguyên đơn hay bị đơn. Trong khi ở đây, mảnh đất tranh chấp đã được cấp bìa trắng, sau đó là giấy đỏ, đáp ứng đúng yêu cầu của Luật Đất đai. Nhận xét về thẩm quyền thụ lý trong bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đăk Lăk vừa sai vừa vô hình chung khiến cho một bên đương sự bị thiệt thòi.22

- Ngày 25-10-2009, ông Ly Sam nạp 300 USD vào máy đánh bạc số 13 để tham gia trò chơi có thưởng của CLB Palazzo. Sau nhiều lần chơi, máy thông báo trúng thưởng hơn 55,5 triệu USD. Tuy nhiên, phía Công ty liên doanh Đại Dương cho rằng máy bị sự cố nên không trả thưởng. Để chứng minh, công ty đã tháo gỡ bo mạch máy, nhờ một đơn vị nước ngoài giám định (kết quả là số tiền trúng thưởng tối đa trên máy chỉ có 46.000 USD).

Không đồng ý, ông Ly Sam nộp đơn ra TAND quận 1 đòi Công ty liên doanh Đại Dương trả hơn 55,5 triệu USD tiền thắng cược và 3,5 triệu USD tiền lãi vì chậm trả thưởng. Ngày 7-1 vừa qua, TAND quận 1 đã tuyên chấp nhận yêu cầu đòi 55,5 triệu USD tiền thắng cược nhưng bác yêu cầu đòi 3,5 triệu USD tiền lãi của ông Ly Sam. Sau đó, ông Ly Sam cho biết sẽ kháng cáo hoặc khởi kiện vụ án khác để đòi tiền lãi. Còn phía Công ty liên doanh Đại Dương thì cho rằng bản án sơ thẩm cảm tính, phi lý và xác định sẽ kháng cáo...

Theo Chánh án TAND quận 1 Mai Xuân Bình, trước đây TAND quận 1 từng đề nghị TAND TP.HCM rút hồ sơ lên giải quyết. Tuy nhiên, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của TAND quận 1 nên TAND TP.HCM đã giao tòa này tiếp tục giải quyết.

Ông Bình giải thích: Theo Điều 33 BLTTDS, tòa cấp huyện được thụ lý các tranh chấp dân sự mà không giới hạn con số tranh chấp là bao nhiêu. Đồng thời, ông Ly Sam có quốc tịch Mỹ nhưng về Việt Nam kinh doanh, được phép cư trú tại Việt Nam. Khi nộp đơn khởi kiện và trong quá trình tòa thụ lý, ông Ly Sam vẫn tạm trú tại Việt Nam. Phía bị đơn cũng được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, có trụ sở tại quận 1

22

Tòa nhận định sai về thẩm quyền thụ lí, http://www.baomoi.com/Toa-nhan-dinh-sai-ve-tham-quyen-thu- ly/58/3459410.epi truy cập ngày 4/4/2013

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 57 SVTH: Nguyễn Hoài Phong nên việc tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp huyện, ở đây là TAND quận 1.

Tuy nhiên, một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM khẳng định việc TAND quận 1 xử sơ thẩm vụ án này là sai. Theo vị này, khoản 3 Điều 33 BLTTDS quy định tranh chấp dân sự mà “có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài” thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa cấp huyện. Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn rằng “đương sự ở nước ngoài” là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, ông Ly Sam là “đương sự ở nước ngoài” nên vụ án phải thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.

Theo nghị quyết 01/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn “đương sự ở nước ngoài” như sau: “Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm tòa án thụ lý vụ việc dân sự; đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại tòa án”.

Như vậy, nếu theo vế thứ nhất của hướng dẫn thì chỉ cần xác định vào thời điểm tòa thụ lý vụ kiện mà đương sự (bất kể quốc tịch gì) không có mặt tại Việt Nam đều là “đương sự ở nước ngoài”. Theo phương pháp loại trừ thì ông Ly Sam tuy có thêm quốc tịch Mỹ nhưng tại thời điểm tòa thụ lý vụ kiện lại có mặt tại Việt Nam nên không phải là “đương sự ở nước ngoài”. Do đó, vụ kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận 1.

Tuy nhiên, nếu theo vế thứ hai của hướng dẫn thì thẩm quyền giải quyết vụ kiện này phải thuộc về TAND TP.HCM. Bởi lẽ ông Ly Sam có hai quốc tịch (Việt Nam và Mỹ), định cư tại Mỹ, chỉ về Việt Nam kinh doanh. Mặt khác, ông có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện.”

Theo người viết thì vụ án này Tòa án nhân dân quận 1 giải quyết là không hợp lí, ngược lại Tòa án nhân dân TP. HCM thụ lí sẽ giải quyết được tranh chấp giữa hai bên. Bởi vì, vụ án này rất phức tạp, có nhiều tình tiết chưa làm rõ. Chẳng hạn, Công ty liên doanh Đại Dương thuê một công ty tư vấn để quản lý kinh doanh máy đánh bạc tại CLB Palazzo. TAND quận 1 đưa công ty tư vấn này vào tham gia tố tụng với tư cách là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, công ty này là công ty trong nước hay nước ngoài để xác định vụ án có yếu tố nước ngoài hay không vẫn chưa rõ... Bên cạnh đó, tính chất tranh chấp mới mẻ, số tiền tranh chấp quá lớn. Từ những lí do trên,

GVHD: Trương Thanh Hùng Trang 58 SVTH: Nguyễn Hoài Phong

nếu Tòa án nhân dân quận 1 thụ lí sẽ không tránh khỏi trường hợp lúng túng, giải quyết chậm trễ làm ảnh hưởng đến quá trình tố tụng. Ngoài ra theo ý kiến của kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao), vụ án có những nhân chứng người nước ngoài, thời gian lưu trú tại Việt Nam có hạn. Khi họ đã rời Việt Nam, thì Tòa án khó có thể triệu tập được họ. Đồng thời, với các chứng cứ để làm rõ về máy đánh bạc, TAND quận 1 không có thẩm quyền để ủy thác tư pháp, đề nghị nhà sản xuất máy đánh bạc hay tổ chức giám định ở nước ngoài giải thích. Như vậy, xét về mặt tố tụng, nếu để TAND quận 1 xét xử sơ thẩm sẽ vướng về thẩm quyền ủy thác tư pháp. Còn xét về nội dung, TAND quận 1 cũng không thể xác minh, thu thập được chứng cứ từ nước ngoài.23

Một phần của tài liệu xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự (Trang 54 - 58)