Một số quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta trong thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 32 - 36)

qua

Ngay sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức triển khai trên thực tế mục tiêu cương lĩnh "luật người cày có ruộng". Năm 1955 -1956, cải cách ruộng đất đã mang lại quyền và lợi ích cơ bản cho nông dân nói riêng và nhân dân nói chung, tạo ra động lực to lớn góp phần thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, từ đó nền kinh tế nước ta từng bước vượt qua những khó khăn đi đến ổn định và liên tục phát triển. Bắt đầu từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, đến Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nghị quyết TW 5 (khoá VII) đã tạo động lực và bức phá cho nông dân, nông nghiệp nước ta phát triển.

Năm 1993, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Luật đất đai - một đạo luật quan trọng quy định chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất. Đồng thời cũng ra đời các văn bản dưới luật có liên quan là cơ sở pháp lý, bước đầu tạo điều kiện cho việc xác lập ruộng đất, là yếu tố quan trọng vận động theo quá trình phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một trong những chủ trương, chính sách lớn đó là: Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân ổn định sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và một số quy định ban hành theo Nghị định 64/CP. Nghị định số 02/CP

ngày 15/1/1994 của Chính Phủ ban hành quy định về giao quyền đất lâm nghiệp cho tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân là một vấn đề lớn trong quan điểm của Đảng mà Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VII đã khẳng định, đồng thời cũng là một nội dung cơ bản và quan trọng nhất của chủ trương chung về giao quyền sử dụng đất đai cho người sử dụng mà luật đất đai đã quy định. Thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài ổn định cho nông dân là sự tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa nội dung đổi mới sở hữu trong khu vực kinh tế nông nghiệp nói riêng và nội dung đổi mới sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung. Đây là quan hệ sở hữu được chuyển đổi đất đai từ tập thể chuyển sang sở hữu toàn dân. Quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất được tách rời cho hai chủ thể khác nhau đó là: Quyền sở hữu đất đai là của Nhà nước, quyền sử dụng giao cho nông dân. Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân mà nội dung cốt lõi của nó là, để cho nông dân có quyền sử dụng ruộng đất của mình một cách ổn định lâu dài trong những thời hạn hợp lý nhất định. Trong thời hạn đó người nông dân có toàn quyền sử dụng, quyền hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động canh tác trên mảnh đất của mình được giao.

Quyền sử dụng ruộng đất lâu dài của nông dân rất phong phú: Đó là quyền sản xuất kinh doanh, đầu tư lao động, vật tư tiền vốn, khoa học - kỹ thuật, quyền thâm canh, tăng vụ… với mục đích khai thác nguồn lực đất đai. Bên cạnh quyền sử dụng ruộng đất lâu dài ổn định của nông dân, Nhà nước còn quy định nông dân có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê và góp vốn ruộng đất mà mình được giao. Thực chất nội dung của quyền này nằm ngay trong nội dung của quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài của nông dân. Bởi vì, những quyền này không phải là quyền chi phối trực tiếp đối với ruộng đất, mà nó chi phối trực tiếp đến quyền sử dụng ruộng đất của nông dân mà thôi. Điều đó có nghĩa là người nông dân có quyền sử dụng ruộng đất được giao và có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê quyền sử dụng ruộng đất của mình. Khi người nông dân đã thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê (quyền sử dụng ruộng đất của mình cho người khác), thì những người đó (người chấp nhận sự

chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê) mới là người có quyền sử dụng ruộng đất.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nghị quyết Trung ương 4 ban hành tháng 12/1997 đã đề ra chủ trương: Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân. Nghị quyết này đã đề ra những chủ trương cụ thể giúp hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có đất sản xuất, khuyến khích khai thác đất hoang, đồi trọc để phát triển trang trại, bổ sung thể chế sử dụng và quản lý đất đai có hiệu quả cao. Tháng giêng năm 1998, Chính phủ ra Chỉ thị số 1998/ CT – TTg đề ra các biện pháp tích cực thúc đẩy nhanh tốc độ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa thành ô thửa lớn. Thực hiện Chỉ thị này, ngành địa chính cùng các địa phương trong cả nước đã “nâng cao tỷ lệ đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận lên đến 65% trong đó nhiều tỉnh trước đây đã cơ bản hoàn thành công tác này. Khoảng 600 xã đổi ruộng để bình quân số thửa trên một hộ đạt 3 -4 thửa. Đồng thời hạn chế nông dân chuyển nhượng trái phép ruộng đất để trở thành đất không sản xuất nông nghiệp” [27, tr.27].

Tại kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998, tập trung khắc phục những cản trở trong quản lý và sử dụng đất đai, mở ra những khả năng mới cho nông nghiệp, nông dân và các tổ chức cá nhân khác phát huy cao độ nội lực của mình để một mặt tập trung sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất, mặt khác khai phá thêm ngày càng nhiều đất đai hoang hoá, đất trống đồi trọc đưa vào sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế nông nghiệp.

Tuy nhiên, quan hệ đất đai nói chung và quản lý đất đai trong nông nghiệp nói riêng luôn có sự biến đổi, nên tại kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật đất đai năm 2003. Nội dung Luật đất đai năm 2003 trên cơ sở luật đất đai 1998, đã quy định một số điều, khoản cụ thể trong việc thực hiện chính sách đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng nhằm thúc đẩy quá trình quản lý, sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 32 - 36)