canh cây trồng ở Phú Yên
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương ngành trồng trọt của tỉnh trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, thâm canh cây trồng đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc vận dụng địa tô chênh lệch II của Mác vào thâm canh cây trồng ở Phú Yên còn nhiều hạn chế, năng suất cây trồng có tăng nhưng chưa tương xứng với
tiềm năng của tỉnh, cơ chế chính sách của Nhà nước triển khai còn chậm, thâm canh cây trồng còn mang nhiều yếu tố tự phát, ngành trồng trọt phát triển chưa thật sự bền vững... những hạn chế đó được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Về thực hiện cơ chế chính sách để thâm canh cây trồng. + Về thực hiện chính sách đất đai:
Nhìn tổng thể tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay bình quân đất nông nghiệp thấp, phân bố không đều, quy mô ruộng đất của các hộ nông dân nhỏ. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân khách quan là điều kiện tự nhiên kinh tế của nước ta là đất chật người đông, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Quỹ đất nông nghiệp nước ta hiện nay là 9,3 triệu ha trong đó đất trồng trọt 9 triệu ha, trong số này có khoảng 3,2 triệu ha đất đồi núi dốc không thuận lợi cho canh tác, bình quân đất nông nghiệp và đất canh tác chỉ đạt 0,1 ha đất nông nghiệp/ người [22, tr. 36].
Phú Yên cũng có tình trạng chung của cả nước, ruộng đất bị manh mún, phân tán, canh tác còn lạc hậu...để khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất tỉnh đã tiến hành khuyến khích nông dân chuyển đổi ruộng đất theo phương thức "dồn điền", "đổi thửa" nhưng vẫn còn rất hạn chế. Tình trạng manh mún ruộng đất đã gây ra những trở ngại lớn cho việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, nhất là mở rộng quy mô sản xuất, đây là nguyên nhân chính làm cho năng suất cây trồng của tỉnh thấp.
Mặc dù tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị định 64/ CP của Thủ tướng Chính phủ về giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân rất sớm. Tuy nhiên, việc giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài diễn ra không đồng bộ, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất còn chậm. Tính đến năm 2005 số giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất được cấp là 137.499 giấy, nhưng số giấy đã giao cho chủ đất là 127.470 giấy. Xuất phát từ nguyên nhân này đã làm cản trở việc dồn điền, đổi thửa của nông dân.
Trong thời gian qua, việc tích tụ, tập trung ruộng đất làm cho số hộ có quy mô ruộng đất trên 1 ha tăng, nhất là các trang trại và một số hộ trồng cây công nghiệp như: mía, sắn, cà phê, điều, tiêu nên đã khắc phục phần nào sự manh mún về ruộng đất và sự
phân tán trong sản xuất, gia tăng các mô hình sản xuất lớn theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra chậm làm cho bình quân đất nông nghiệp trong lao động nông nghiệp thấp.
Bảng 2.9:Bình quân đất nông nghiệp/ hộ ở Phú Yên trong thời gian qua
Đơn vị tính: hộ
Số hộ Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ 118.296
Số hộ không sử dụng đất 2.269 1,92
Số hộ sử dụng đất nông nghiệp, trong đó: 116.027 98,08
- Hộ có dưới 0,2ha 35.862 30,32 - Hộ có từ 0,2 đến 0,5 ha 45.982 38,87 - Hộ từ 0,5đến dưới 1ha 17.865 15,10 - Hộ có từ 1 đến dưới 2 ha 8.877 7,50 - Hộ có từ 2 đến dưới 3 ha 3.882 3,28 - Hộ có từ 3 đến dưới 5 ha 2.502 2,12 - Hộ có 5 đến dưới 10 ha 931 0,79 - Hộ có trên 10 ha trở lên 126 0,11
(Nguồn: Tổng Cục Thống kê - Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2001, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 2003).
Qua các số liệu bảng 2.9 chúng ta thấy rằng, đến năm 2001 số hộ có diện tích đất nông nghiệp dưới 0,2 ha là: 35.862 hộ, chiếm tỷ lệ: 30,32%, số hộ có từ 0,2 đến 0,5 ha là: 45.982 hộ, chiếm tỷ lệ 38,87 %, số hộ có đất nông nghiệp từ 0,5 ha đến 1 ha là 17.865 hộ, chiếm tỷ lệ:15,10 %. Số hộ có đất nông nghiệp trên 1 ha trở lên chiếm tỷ lệ không đáng kể, điều đó có thể lý giải tại sao thâm canh cây trồng của tỉnh còn lạc hậu, năng suất chưa cao và mang nhiều yếu tố tự phát.
Để nâng cao tỷ lệ bình quân đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp trong đó chính sách đất đai và mở rộng các ngành nghề khác để giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là đặc biệt quan trọng.
Một hiện trạng khác cũng làm cho đất đai manh mún khó canh tác, khó thực hiện dồn điền, đổi thửa ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đó là trong quá trình giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân, địa phương đã để lại đất dự phòng công ích 5%, số diện tích này được giữ lại theo đơn vị hành chính: thôn, xã, huyện, loại đất này để lại xen lẫn với đất đã được giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân, hình thức canh tác loại đất này tổ chức theo phương
thức đấu thầu hàng năm. Điều này vừa làm cho đất đai phân tán khó canh tác vừa gây cản trở việc dồn điền đổi thửa của nông dân.
Qua thực hiện chính sách đất nông nghiệp của tỉnh chúng ta có thể đánh giá rằng: Chính sách đất đai của tỉnh chưa đủ để kích thích quá trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất làm cho bình quân đất nông nghiệp/ hộ thấp ảnh hưởng đến thâm canh cây trồng. Do vậy, để thúc đẩy thâm canh cây trồng phát triển nhanh và bền vững, trong thời gian đến đòi hỏi tỉnh phải có những giải pháp cụ thể hơn nữa để thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, nâng cao bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ, đẩy mạnh thâm canh cây trồng theo phương thức sản xuất hàng hoá.
+ Về công tác quy hoạch, phân vùng để thâm canh cây trồng
Quy hoạch, phân vùng là nội dung đặc biệt quan trọng trong việc định hướng thâm canh cây trồng nên đã được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, chưa tạo được những vùng chuyên canh đủ lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, một số cây trồng chủ lực của tỉnh còn trồng phân tán, điều đó được thể hiện:
Một là, ngoài một số vùng tỉnh đã quy hoạch để phát triển một số cây công nghiệp như: cà phê, tiêu, lạc, thuốc lá, tập trung ở một số huyện như: Sơn Hoà, Sông Hinh, cây điều tập trung ở các huyện, thành phố ven biển các cây còn lại vẫn còn trồng phân tán. Ngay cả các khu vực gọi là sản xuất tập trung cũng chỉ dừng lại ở qui mô sản xuất hộ gia đình, chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân nên qui mô sản xuất còn nhỏ, thậm chí còn lạc hậu, năng suất chưa tương xứng với điều kiện tự nhiên thuận lợi và đầu tư của tỉnh.
Hai là, việc quy hoạch đất sản xuất một số loại cây trồng chủ lực nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, tuy phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu của từng vùng nhưng quá trình thâm canh cây trồng ở đây chưa thật sự ổn định, sản xuất chưa bền vững. Sở dĩ có hạn chế này là do, giá cả thị trường trong thời gian qua không ổn định nên đã tác động trực tiếp đến diện tích và năng suất cây trồng, mỗi khi giá cả thị trường có sự biến động thì nông dân có thể bỏ những cây có giá thấp chuyển sang trồng những cây có giá cả đang lên cao. Chính thực trạng này không những làm cho chiến lược phát triển cây trồng của tỉnh không được ổn định mà còn ảnh hưởng trực tiếp
đến việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, điển hình nhất là diện tích mía trong thời gian qua tăng rất chậm, trong khi đó diện tích sắn tăng nhanh. Sự gia tăng về diện tích sắn có thể lý giải một phần là do giá sắn trong thời gian qua tăng mạnh, kích thích nông dân khai hoang phục hoá nhất là ở các huyện niềm núi như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đồng thời sự tăng nhanh diện tích sắn còn do sự dịch chuyển diện tích mía sang.
Để khắc phục hạn chế trên trong thời gian đến đòi hỏi tỉnh có những cơ chế hợp lý hơn, nhất là những biện pháp nhằm khai thông thị trường đầu ra của một số loại cây chủ lực như mía, sắn, tiêu, điều trong đó đặc biệt quan tâm sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và các nhà máy chế biến.
+ Về chính sách giải quyết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong thâm canh cây trồng.
Giải quyết thị trường các yếu tố đầu vào đầu ra của hàng nông sản là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến xu hướng phát triển của toàn bộ ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Do vậy, trong thời gian qua địa phương đã quan tâm can thiệp vào thị trường để giải quyết các yếu tố đầu vào và đầu ra cho một số loại cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, việc giải quyết các yếu tố đầu vào trong thời gian qua thực hiện chưa đồng bộ còn yếu ở nhiều khâu; các hợp tác xã nông nghiệp chưa thật sự đóng vai trò chủ đạo trong công tác dịch vụ, nhất là việc cung ứng vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng nên dịch vụ đầu vào còn mang nhiều yếu tố tự phát; quy mô, tổ chức chưa chặt chẽ nên còn có hiện tượng tư thương ép giá nông dân dưới hình thức bán nợ có tính lãi.
Thị trường đầu ra của một số cây như lúa, mía, sắn, tiêu, điều… mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung sự liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp, nhà máy chế biến còn lỏng lẻo dễ bị phá vỡ khi giá cả thị trường có sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho nông dân, mà cụ thể là khi giá sản phẩm của các loại cây trồng tăng cao hơn thực tế giá của các nhà máy đã cam kết mua của nông dân thì nông dân không bán cho nhà máy như đã cam kết, với lý do này làm cho nhà máy gặp rất nhiều khó khăn vừa lỗ vốn do đầu tư các yếu tố đầu vào cho nông dân
nhưng không mua được sản phẩm vừa không có nguyên liệu để tiến hành chế biến; ngược lại, khi giá thấp thì nhà máy mua hàng nông sản của nông dân không kịp thời làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá. Đây là một hạn chế lớn ở địa phương cần phải giải quyết trong thời gian đến, đòi hỏi chính quyền địa phương có những giải pháp cụ thể để tạo nên sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa nông dân và các nhà máy chế biến, góp phần ổn định giá cả, nâng cao năng suất cây trồng, ổn định các vùng chuyên canh cây trồng nhất là các cây công nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến.
+ Về công tác khuyến nông:
Mặc dù công tác khuyến nông đã được tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt quan tâm nên trong thời gian qua đã được phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân. Tuy nhiên, phần lớn các lớp tập huấn còn mang tính chung, nông dân ít có điều kiện để thực hiện nên việc phát huy tác dụng các đợt tập huấn để tăng năng suất cây trồng chưa cao.
Thứ hai: Về kết quả thâm canh cây trồng:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì thâm canh tăng năng suất cây trồng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh còn có một số hạn chế sau:
+ Sự biến đổi về diện tích của các loại cây trồng chủ lực trong thời gian qua:
Qua các số liệu bảng 2.2, chúng ta thấy rằng diện tích các loại cây (trừ diện tích lúa có xu hướng giảm nhẹ) thì diện tích các loại cây trồng còn lại đều tăng như diện tích mía tăng 1,8 lần, diện tích sắn tăng 5,6 lần, diện tích vừng tăng 2,8 lần, diện tích tiêu tăng 3,76 lần, diện tích điều tăng 1,7 lần. Có được kết quả như vậy là do thực hiện đúng đắn chính sách đất nông nghiệp của tỉnh trong 10 năm qua. Tuy nhiên, sự tăng về diện tích như trên vẫn chưa khai thác hết quỹ đất chưa sử dụng hiện nay của tỉnh, tính đến năm 2005 diện tích đất chưa sử dụng còn tới: 192.234 ha, trong đó đất đồi núi còn 154.219 ha, đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày như mía, sắn, lạc, vừng…. Đối với các loại đất đồi núi ở Phú Yên độ dốc không cao có thể tiếp tục mở rộng diện tích để canh tác, hơn nữa loại đất này rất phù hợp cho một số loại cây công nghiệp, nhưng
nhìn chung trong thời gian qua công tác khai hoang của tỉnh chưa được đẩy mạnh nên diện tích đất cây công nghiệp có tăng nhưng tăng chậm.
Riêng diện tích đất bằng chưa sử dụng còn khá lớn lên đến 16.184 ha, trong đó đặc biệt là đất cát ven biển có khả năng mở rộng diện tích trồng điều, nhưng trong thời gian qua số diện tích đất này còn hoang hoá, khai thác chưa triệt để. Một thực tế cần được tháo gỡ trong thời gian đến là, trong khi diện tích để phát triển cây điều còn lớn và hoàn toàn có khả năng mở rộng được thì diện tích điều hiện nay chỉ có: 4.320 ha, năng suất điều thấp, nên không đủ nguyên liệu để nhà máy chế biến hạt điều hoạt động. Do vậy, trong thời gian đến cần đẩy nhanh diện tích trồng điều ven biển để khắc phục tình trạng đất đai hoang hoá, góp phần chống cát bay, cải tạo môi trường và đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho nhà máy chế biến hạt điều của tỉnh.
Qua phân tích chúng ta có thể đánh giá sơ bộ rằng, diện tích đất chưa sử dụng nhưng có khả năng khai thác được còn lớn nên trong thời gian đến tỉnh cần sớm quy hoạch và có chính sách để khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng.
+ Về năng suất cây công nghiệp ngắn ngày
Năng suất các loại cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh trong thời gian qua tăng nhanh, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, khí hậu và đầu tư của tỉnh. Tính đến năm 2005 năng suất mía chỉ đạt 45,14 tấn/ ha, vừng 0,37 tạ/ha, thuốc lá 1,09 tạ/ ha. Nếu so sánh năng suất các loại cây công nghiệp tương ứng của tỉnh với cả nước thì năng suất các loại cây trồng trên chỉ đạt mức trung bình thậm chí còn thấp hơn. Năng suất các loại cây trồng còn thấp, được lý giải bỡi biện pháp thâm canh cây trồng của tỉnh chưa thật sự hợp lý, thâm canh cây trồng chưa mang tính chiến lược dài hạn, còn chạy theo giá thị trường nên năng suất cây trồng chưa cao và thường không ổn định; các vùng chuyên canh cây trồng chưa được xác lập một cách bền vững, mặt khác phong tục canh tác còn lạc hậu nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nhất là các huyện niềm núi.
Đối với các cây công nghiệp lâu năm như: tiêu, điều thì năng suất không ổn định. Riêng năng suất tiêu năm 1995 là: 1,00 tạ/ ha nhưng năm 2000 còn 0,68 ta./ha, năm 2005 và 1,06 tạ/ ha. Sở dĩ có hiện trạng trên là do trong thời gian qua thời tiết ở