chính, có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong những năm trước mắt mà còn lâu dài. Do đó, cần có những chính sách hợp lý để thúc đẩy ngành trồng trọt của tỉnh phát triển bền vững từ đó ổn định đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, giải quyết việc làm, xoá đói giải nghèo từng bước xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Qua khảo sát thực tiễn chúng ta thấy rằng, Phú Yên có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để ngành trồng trọt phát triển, trong thời gian qua nhờ áp dụng những biện pháp thâm canh đồng bộ nên ngành trồng trọt của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế của ngành chuyển dịch đúng hướng, năng suất, diện tích của một số loại cây trồng chủ lực như: lúa, mía, sắn, tiêu, điều, cà phê... trên địa bàn tỉnh trong 10 năm qua tăng khá, đời sống nông dân từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc vận dụng địa tô chênh lệch II của Mác vào thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế; nhận thức một số cán bộ chưa hiểu hết ý nghĩa lý luận địa tô chênh lệch II của Mác cũng như quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát
triển ngành trồng trọt nên trong quá trình triển khai thực hiện một số cơ chế chính sách còn chậm, chưa đồng bộ nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất cây trồng; thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn lạc hậu, các biện pháp thâm canh còn nhiều yếu tố tự phát, các tư liệu sản xuất trong ngành trồng trọt còn thiếu và không đồng bộ, nông dân vẫn còn canh tác theo kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu, ngại áp dụng những biện pháp thâm canh mới và sản xuất nên hiệu quả cây trồng chưa cao. Mặc dù tỉnh đã tích cực can thiệp vào thị trường hàng nông sản nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế, chứa đựng nhiều rủi ro đối với nông dân.