biện pháp sát thực tiễn ngành trồng trọt để thúc đẩy thâm canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để vận dụng địa tô chênh lệch II của Mác vào thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần sớm hoàn thiện công tác quy hoạch, thực hiện tốt chính sách đất đai, can thiệp kịp thời các yếu tố đầu vào và đầu ra thị trường hàng nông sản, đặc biệt quan tâm thị trường đầu ra bằng cách tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa nhà nông và các doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tăng cường công tác khảo nghiệm và các mô hình trình diễn… đây là những vấn đề quan trọng đặt ra mà luận văn đã giải quyết và cần sớm triển khai thực hiện trong thực tiễn những giải pháp nói trên để góp phần thúc đẩy ngành trồng trọt của tỉnh từng bước đi vào ổn định và sản xuất bền vững, góp phần cải thiện đời sống cho nông dân.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu việc vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của Mác vào thâm canh tăng năng suất cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, bản thân xin có một số kiến nghị sau:
Một là, tỉnh sớm hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh cây trồng nhất là cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày để định hướng chiến lược trong việc thâm canh cây trồng.
Hai là, tỉnh sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất để từng bước đi lên sản xuất lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, cần có cơ chế cụ thể hơn nữa để tạo cơ sở pháp lý cho sự liên kết giữ các công ty chế biến hàng nông sản và các hộ nông dân.
Bốn là, đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần sớm có định hướng phát triển các loại cây chủ lực cho từng vùng để định hướng cho nông dân thâm canh những loại cây trồng thuộc về lợi thế cạnh trên trên thị trường hiện nay của nước ta.
Năm là, Bộ cần tập trung nghiên cứu để tạo ra những giống cây trồng mới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nhất là các loại cây trồng thuộc về thế mạnh của nước ta như: lúa, cà phê, cao su, ngô, sắn, tiêu, điều... để giúp nông dân thâm canh cây trồng có hiệu quả hơn.
Sáu là, Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích các công ty, các thành phần kinh tế tích cực tìm kiếm thị trường đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản.
Bảy là, Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là giảm dần và tiến tới xoá bỏ các khoản thu ngoài thuế nông nghiệp.
1. Lê Xuân Bá, Lưu Đắc Khải (6- 2001), "Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (số 338).
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung (2001),
Điều tra- đánh giá thực trạng tự nhiên – kinh tế – xã hội làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung bộ (giai đoạn 2001 – 2010).
3. Nguyễn Sinh Cúc (2003), "Những nét nổi bật của nông nghiệp", Thời báo kinh tế Việt Nam.
4. Cục Thống kê Phú Yên (2001), Niên giám thống kê năm 2001, Tỉnh Phú Yên.
5. Cục Thống kê Phú Yên (2005), Niên giám thống kê năm 2005, Tỉnh Phú Yên.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Phú Yên lần thứ XIV.
10. Nguyễn Điền (2- 2000), "Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở nước ta", Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
11. Nguyễn Đình Kháng và Vũ Văn Phúc (2000), Một số vấn đề lý luận của Mác và Lênin về Địa tô, ruộng đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Phạm Thị Khanh (11 - 2005), "Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam", Tạp chí Lý luận Chính trị.
13. Luật đất đai (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. C.Mác và Ăngghen(1994), Toàn tập, tập 25, phần 2, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Mân (1995), Hệ thống các bảng địa tô của Mác- Ăngghen và một số vấn đề nông nghiệp ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Dương Ngọc (2002 – 2003), "Nông nghiệp đạt thắng lợi "kép"", Thời báo kinh tế Việt Nam.
17. Lâm Ngọc (2004- 2005), "Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản vượt qua khó khăn", Thời báo kinh tế Việt Nam.
18. Trịnh Thị Nga (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Phú Yên, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học Khoa học và nhân văn, Hà Nội.
19. Hà Công Nghĩa (2004), sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Sơn La hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
20. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Yên (2004), Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2010.
21. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Yên (2005), Báo cáo sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên.
22. Nguyễn Quốc Thái (2005), "Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 320).
23. Lê Đình Thắng, (2- 1998), "Vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
24. Lê Thế Tiến (1997), "Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi ruộng đất trong nông nghiệp", Tạp chí Địa chính, (số 5 + 6).
25. Tổng cục Thống kê (2003), Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội.
26. Nguyễn Thế Tràm (1999 – 2000), Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Tây nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ.
27. Lê Minh Tuynh (2002), Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
28. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Tập 4, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
29. Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2005), Hồ sơ kiểm tra đất đai tỉnh Phú Yên, năm 2005.