Nguyên nhân của những thành công

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 52 - 54)

Qua phân tích kết quả đạt được, chúng ta thấy rằng, thâm canh cây trồng ở Phú Yên trong thời gian qua có những chuyển biến rõ rệt, kể cả trong nhận thức từ lãnh đạo địa phương đến nông dân, nên phương thức canh tác, khoa học - kỹ thuật và vốn đầu tư trên đơn vị diện tích cũng có sự thay đổi theo hướng chuyên canh cây trồng. Có được kết quả trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

Thứ nhất: Về nguyên nhân khách quan.

+ Nhìn chung, điều kiện tự nhiên ở Phú Yên phù hợp cho một số loại cây trồng như: lúa, mía, sắn, tiêu, điều và một số loại cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp khác. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Phú Yên có thể trồng được một số loại cây vừa cho năng suất cao lại vừa là thế mạnh trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính lý do này đã khuyến khích nông dân tăng cường đầu tư, mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất cây trồng.

+ Với địa hình dốc, nghiêng từ tây sang đông, nên Phú Yên có trên 50 con sông, suối, trong đó có 3 con sông lớn tạo điều kiện cho hệ thống thuỷ lợi phát triển, có thể nói đây là điều kiện quan trọng hàng đầu tạo sự thuận lợi để nông dân chủ động tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ và tiếp tục mở rộng diện tích.

+ Nông dân Phú Yên có truyền thống cần cù, chịu khó trong sản xuất nông nghiệp, có kinh nghiệm trong thâm canh cây trồng nên đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng thời gian qua.

Thứ hai: Về nguyên nhân chủ quan:

Thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả trên là do những nhân tố chủ quan sau đây quyết định:

+ Nhờ thực hiện tốt chính sách đất đai nên đã tạo điều kiện thuận lợi để nông dân yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình. Tỉnh đã giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài cho nông dân, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để nông dân liên kết phát triển trên quy mô lớn, phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Mạnh dạn bỏ vốn đầu tư đẩy mạnh cơ giới hoá trong khâu làm đất, nếu so sánh việc áp dụng máy móc trong sản xuất và chế biến trong sản xuất ngành trồng trọt giữa Phú Yên với các lĩnh duyên hải nam Trung bộ thì việc áp dụng máy trong sản xuất của Phú Yên có phần trội hơn.

Bảng 2.8: Số lượng máy móc các loại của các hộ, và bình quân cho 100 hộ

Đơn vị tính: chiếc/100 hộ Loại máy móc Địa phương Máy tuốt lúa Máy xay xát

Máy cày, máy kéo lớn trên 12 cv trở lên Máy cày, máy kéo nhỏ từ 12cv trở xuống Đà Nẵng 264 305 0,14 0,44 Quảng Nam 12.019 2.824 0,10 0,38 Quảng Ngãi 306 1.925 0,13 0,46 Bình Định 8.103 2.944 0,29 0,97 Phú Yên 1.158 1.974 0,41 0,85 Khánh Hoà 617 784 0,28 1,30 Bình quân 0,22 0,71

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê, kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001 - Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, 2003)

+ Tỉnh đã có những chỉ đạo đúng đắn trong việc tập trung phát triển hệ thống thuỷ lợi để mở rộng diện tích đất canh tác, nhất là những vùng miền núi quỹ đất chưa sử dụng còn lớn nhưng có điều kiện phát triển thuỷ lợi, Tính đến năm 2001 hệ thống kênh mương của tỉnh dài 1.091 km trong đó kiên cố hoá được 150 km. đây là một kết quả đáng khích lệ để trong thời gian đến tiếp tục nâng cao tỷ lệ kiên cố hoá kênh mương.

+ Công tác quy hoạch đất nông nghiệp được cụ thể hoá một bước tạo điều kiện để nông dân chuyên canh cây trồng, đồng thời tỉnh cũng đã sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản trên địa bàn tỉnh như nhà máy đường, nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy thuốc lá và các nhà máy xay xát lúa gạo trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần ổn định thị trường đầu ra hàng nông sản.

+ Tỉnh cũng đã có những chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện liên kết giữa 4 nhà, nên các nhà máy chế biến đã hỗ trợ nông dân một phần các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng mới cho năng suất cao, kỹ thuật thâm canh, góp phần làm tăng diện tích và năng suất cây trồng trong thời gian qua.

+ Thực hiện chủ trương của tỉnh về thực hiện cơ chế cho nông dân vay vốn để thâm canh tăng năng suất cây trồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các tổ chức chính trị - xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… đã cho nông dân và các hội viên vay để thực hiện xoá đói giảm nghèo, phát triển trồng trọt, chăn nuôi với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có điều kiện thâm canh tốt hơn.

+ Nhờ khoa học - công nghệ ở nước ta trong thời gian qua phát triển, nhất là công nghệ sinh học đã tạo được nhiều giống mới cho năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt như các giống lúa, bắp, sắn, điều… và những thành tựu đó được ứng dụng vào thâm canh cây trồng của tỉnh và bước đầu đã thành công, góp phần thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)