Nhóm giải pháp về kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 68 - 73)

Thứ nhất: Về quy hoạch phân vùng để thâm canh cây trồng.

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng thì công tác quy hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước, tạo thành những vùng chuyên canh mang tính chiến lược để nông dân, các tổ chức có sử dụng đất nông nghiệp chủ động trong việc đầu tư thâm canh cây trồng có hiệu quả hơn. Do vậy, để làm tốt công tác quy hoạch sát với thực tế của tỉnh, nhất là quy hoạch phát triển một số loại cây chủ lực cần tập trung giải quyết tốt một số nội dung cơ bản sau: - Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng cần phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần chú ý quy hoạch phát triển cây trồng phải phù hợp lợi thế từng vùng và đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Tập trung quy hoạch những vùng sản xuất cây trồng chuyên canh mang tính tập trung. Đây được xem là biện pháp quan trọng trong công tác quy hoạch để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất và phát triển thuỷ lợi theo từng vùng trọng điểm, tạo thành những vùng nguyên liệu tập trung trong đó có sự liên kết giữa các nông dân với nhau và giữa nông dân với nhà máy chế biến, nhằm giảm chi phí trong sản xuất, tạo điều kiện thâm canh tăng năng suất cây trồng có hiệu quả cao hơn.

- Để đạt được giá trị sản xuất như mục tiêu đã đề ra, đòi hỏi phải làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp để tận dụng tối đa quỹ đất và thâm canh tăng năng suất cây trồng, để thực hiện được điều đó cần tập trung vào những luận chứng cơ bản sau để quy hoạch:

Một là, Phú Yên là tỉnh Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng vừa có biển, đồng bằng, trung du đồi núi, có ưu thế phát triển cây hàng năm, lâu năm, nên việc đa dạng hoá các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh là khả thi, đặc biệt tập trung mở

rộng diện tích các cây có giá trị kinh tế cao, tăng đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng trên đơn vị diện tích.

Hai là, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp hiện nay ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn 73%. Còn lại là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp nên trồng trọt vẫn là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, nên việc quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp để phát triển bền vững là cần thiết và cần phải căn cứ vào thực tiễn của địa phương để quy hoạch.

Ba là, trong trồng trọt hiện nay chủ yếu là sản xuất lương thực chiếm ( 61,5%), cây công nghiệp và thực phẩm có tỷ trọng nhỏ (38,5 %). Đất thích hợp cho cây lương thực đã được sử dụng hầu như đã hết. Trong khi đó đất thích hợp cho cây công nghiệp còn tiềm năng phát triển. Vì vậy, hướng chuyển dịch nội bộ ngành trồng trọt đến năm 2010 là giá trị sản xuất nhóm cây công nghiệp tăng nhanh, nhóm cây lương thực tăng chậm hơn, kết quả là có sự chuyển dịch tỷ trọng từ cây lương thực sang cây công nghiệp và cây ăn quả. Đây là căn cứ quan trọng để định hướng cho công tác quy hoạch phát triển ngành trồng trọt của tỉnh đúng định hướng, khai thác được tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Từ những phân tích trên về cơ cấu hiện tại và hướng chuyển dịch cơ cấu nội tại ngành trồng trọt và chăn nuôi thì trong 10 năm đến, điều kiện đầu tư cho công nghệ sản xuất thức ăn tăng nhanh, trong khi đó điều kiện sản xuất trồng trọt sẽ hạn chế do các tiềm năng đã được khai thác mạnh. Vì vậy, giai đoạn 2001 - 2010 chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi sẽ là giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi, điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Do vậy, quy hoạch đất để phát triển ngành trồng trọt đến năm 2010 được quy hoạch cụ thể cho một số loại cây chủ lực của tỉnh như sau:

+ Cây lúa: Lúa là cây chủ lực ở Phú Yên, tuy nhiên diện tích lúa 2 vụ hầu như đã được khai thác triệt để nên trong thời gian tới diện tích lúa sẽ không tăng, đồng thời hạn chế đến mức tối đa việc chuyển diện tích lúa 2 vụ sang sản xuất phi nông nghiệp. Trong thời gian đến tập trung phát triển các giống lúa chất lượng cao, để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đến năm 2010 tỷ lệ diện tích trồng lúa chất lượng cao đạt 40 - 50%/ tổng diện tích lúa.

+ Cây ngô: quy hoạch 5.000 ha trồng luân canh với cơ cấu: Bắp - đậu, nhằm nâng cao diện tích sử dụng đất, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất. Trong thời gian đến tập trung phát triển các giống ngô lai cho năng suất cao, khả năng chống hạn tốt, phát triển tập trung ở các huyện miền núi, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh đang phát triển mạnh.

+ Cây sắn: quy hoạch 6.000 ha, tập trung ở vùng Sông Hinh: 2.500 ha, Tuy Hoà 1.000 ha, còn lại Đồng Xuân và các huyện khác. Đây là những vùng có đất đai rất phù hợp với cây sắn, đồng thời thay đổi giống sắn cho năng suất cao trên 40 tấn/ ha.

+ Thực phẩm: Diện tích 7.000 ha cây thực phẩm tập trung và 2.500 ha trồng phân tán trong vườn nông dân, Thực hiện luân canh từ 2 - 3 vụ rau/ năm. Như vậy, diện tích gieo trồng cây thực phẩm hàng năm khoảng 9.500 ha, (so năm 2000 là: 6.572 ha).

Cây công nghiệp và cây ăn quả:

+ Cây mía: Diện tích quy hoạch dự kiến phát triển 20.000 ha, trong đó diện tích mía đứng hàng năm từ 15.000 ha đến 17.000 ha, tập trung vào các khu vực sau:

Huyện Sông Hinh : 1.500 ha

Sơn Hoà : 8.300 ha

Tuy Hoà : 3.500 ha

Đồng Xuân : 3.500 ha

Phú Hoà : 700 ha

Đây là những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây mía và diện tích đất chưa sử dụng còn lớn nên việc mở rộng diện tích mía ở các huyện nói trên là hợp lý, đồng thời tiếp tục đưa các giống mía cho năng suất cao vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Cây bông vải: phát triển từ 3.000 ha đến 5.000 ha ở các huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hoà, Phú Hoà, các huyện này đất sử dụng lúa một vụ lớn, năng suất lúa thấp nên chuyển sang trồng cây bông vải là phù hợp nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

+ Cây Điều: phát triển 10.000 ha, tăng gần 7.000 ha so với năm 2001, trên đất cát ven biển và các đồi núi trọc, vừa làm chức năng phòng hộ vừa lấy quả. Phân bổ như sau:

Sông Cầu: 2.500 ha, trong đó trồng mới 1.300 ha Sông Hinh: 2.000 ha, trồng mới 1.500

Đồng Xuân: 1.500 ha, trồng mới 850 ha Sơn Hoà: 1.000 ha, trồng mới 937 ha Tuy Hoà: 1.000 ha, trồng mới 793 ha Tuy An: 1.000 ha, trồng mới 640 ha

Việc quy hoạch phát triển điều như trên là hợp lý vì hiện nay diện tích đất chưa sử dụng có thể trồng được điều là rất lớn, hơn nữa phát triển điều nhằm đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân.

+ Cây dừa: Dự kiến diện tích 6.000 ha vào năm 2010 chủ yếu các huyện ven biển: Sông Cầu, Tuy Hoà, Tuy An và thành phố Tuy Hoà.

+ Cây cà phê: Tiếp tục đầu tư thâm canh diện tích cà phê hiện có và mở rộng thêm diện tích ở một số vùng có điều kiện thuận lợi, quy mô diện tích cà phê đến năm 2010 là 2.500 ha phân bổ ở huyện Sông Hinh, Sơn Hoà, Tuy Hoà.

+ Cây cao su: Phát triển 1.000 ha ở 2 huyện Sông Hinh và Sơn Hoà, đây là những vùng đất đai màu mỡ rất phù hợp cho cây cao su phát triển.

+ Cây ăn quả: phát triển trong khu vực gia đình trên cơ sở cải tạo vườn tạp hiện có. Phát triển tập đoàn cây ăn quả phổ biến tại địa phương như dừa, cam, chuối… qui mô diện tích đến năm 2010 là: 5.488 ha.

Thứ hai: Về khoa học - kỹ thuật.

Vận dụng khoa học - công nghệ vào thâm canh cây trồng là một biện pháp đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ sinh học có những bước tiến vượt bật, đây là điều kiện thuận lợi để vận dụng những thành tựu đó trong thâm canh cây trồng để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX của Đảng đã khẳng định: " Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản

xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản” [7, tr.105].

Trên tinh thần đó, Phú Yên đề ra những giải pháp để vận dụng khoa hoạc - công nghệ vào thâm canh cây trồng trên một số lĩnh vực quan trọng sau:

+ Về công tác giống.

Giống là khâu đặc biệt quan trọng trong qui trình sản xuất ngành trồng trọt. Để thâm canh cây trồng có hiệu quả trong thời gian qua tỉnh đặc biệt quan tâm công tác tạo giống và đưa những giống mới vào sản xuất. Tuy nhiên, để thâm canh cây trồng có hiệu quả hơn trong thời gian đến cần tập trung làm tốt một số khâu quan trọng sau:

Một là, triển khai sâu rộng công tác giống trong nông dân. Loại bỏ triệt để các giống thoái hoá có năng suất thấp, chất lượng kém. Tiến hành phục tráng, chọn lọc, khảo nghiệm và nhân giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hai là, thay đổi một số giống lúa, mía, sắn, điều đã thoái hoá cho năng suất chất lượng kém bằng những giống mới có năng suất chất lượng cao hơn, chống được sâu bệnh và khả năng chịu hạn tốt hơn. Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này một cách có hiệu quả, tỉnh cần triển khai một cách đồng bộ, từng bước, đặc biệt quan tâm công tác khảo nghiệm, các mô hình trình diễn điển hình nhằm tránh những rủi ro đáng tiết có thể xảy ra gây thiệt hai cho ngành trồng trọt nói chung và cho nông dân nói riêng.

+ Ứng dụng các tiến bộ về khoa học - công nghệ.

Áp dụng các biện pháp thâm canh cây trồng tổng hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do dùng thuốc sâu; cải tạo đất, cải tạo môi trường.

Bón phân theo phương pháp so màu lá; giảm lượng phân hoá học đến mức hợp lý, tăng cường tỷ lệ phân vi sinh, khai thác nguồn phân bón tại chỗ, giảm giá

thành sản phẩm; xây dựng các mô hình lúa - vịt; ghép tạo giống điều có năng suất, chất lượng cao.

Mở rộng chế biến nhỏ nông sản trong nông thôn, góp phần tăng chế biến tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất các loại máy móc, thiết bị, công cụ để thâm canh tăng năng suất cây trồng, hạ thấp chi phí sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường thực hiện cơ giới hoá trong trồng trọt, hiện tại tỷ lệ diện tích đất canh tác được làm đất bằng máy chiếm tỷ lệ thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của một số loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp hàng năm.

+ Tăng cường công tác khuyến nông.

Để hướng tới một nền kinh tế nông nghiệp bền vững thì công tác khuyến nông cần thực hiện trước một bước để nâng cao nhận thức của nông dân, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Để công tác khuyến nông của tỉnh mang lại hiệu quả cao đòi hỏi phải tổ chức thực hiện đồng bộ; tỉnh cần tăng cường kinh phí để hỗ trợ công tác khuyến nông, mở thêm nhiều lớp tập huấn cho nông dân, thực hiện nhiều mô hình kinh tế điểm để từng bước nhân rộng trong sản xuất. Tiếp tục mở rộng chương trình IPM, áp dụng chương trình quản lý dịch hại trong nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)