Tính tất yếu thâm canh cây trồng trong phát triển nông nghiệp hàng hoá

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 29 - 32)

hàng hoá

- Với những vai trò to lớn trên, thâm canh cây trồng là một tất yếu trong phát triển nông nghiệp hàng hoá. Giai đoạn đầu phát triển kinh tế nông nghiệp người ta canh tác theo phương thức quảng canh, phương thức canh tác này tồn tại một thời gian dài trong lịch sử, nhưng do năng suất, hiệu quả kinh tế thấp, nên tất yếu phải đi vào thâm canh cây trồng để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Mặt khác, do đất đai có giới hạn và dân số tăng nhanh, quỹ đất dự phòng về cơ bản đã được khai thác, khả năng mở rộng diện tích để thực hiện canh tác theo lối quảng canh là rất khó khăn, trong khi đó nhu cầu về an ninh lương thực ngày càng tăng nên tất yếu phải thâm canh cây trồng.

- Thâm canh cây trồng không chỉ nhằm tăng năng suất để tăng sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực mà còn nâng cao chất lượng hàng nông sản, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho xã hội.

- Dưới tác động mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng như xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của nông nghiệp nói chung, xét trong mối tương quan dài hạn với ngành công nghiệp và dịch vụ thì nông nghiệp có xu hướng giảm, xét trong mối tương quan giữa trồng trọng với chăn nuôi thì tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm và tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng. Do vậy, một tất yếu là sản phẩm tuyệt đối của ngành trồng trọt phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu của xã hội và điều đó chỉ có thể thực hiện được khi thâm canh cây trồng có hiệu quả.

- Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển từ nông nghiệp, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, luôn quan tâm việc thâm canh tăng năng suất cây trồng. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng, nó là ngành thu nhập chính của nông dân. Qua số liệu thống kê thì thu nhập từ nông - lâm - ngư nghiệp tính đến năm 2001 vẫn còn chiếm 80,56% trong các hộ ở nông thôn, trong đó thu nhập từ trồng trọt còn chiếm tỷ lệ lớn là: 68,53% [25, tr.651]. Điều đó có thể khẳng định, nông nghiệp và nhất là ngành trồng trọt còn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với nông dân, vì vậy, việc thâm canh tăng năng suất cây trồng không chỉ là một tất yếu mà còn là một nhu cầu bức xúc của ngành trồng trọt Việt Nam hiện nay. + Ở nước ta hiện nay bình quân đất nông nghiệp thuộc loại thấp nhất thế giới nên thâm canh cây trồng là một tất yếu để nâng cao bình quân lương thực đầu người. Hơn nữa ngành trồng trọt nước ta hiện đang đối mặt với sự lãng phí về các

nguồn lực đặc biệt là nguồn nước, sử dụng đất kém hiệu quả, chưa tiết kiệm các tài nguyên quý hiếm này, nên thâm canh cây trồng là biện pháp hữu hiệu để khai thác triệt để các nguồn lực kinh tế.

+ Trong kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu đối với mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Đối với nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP và vai trò của nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Do vậy, cần phải đi vào thâm canh cây trồng để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, không những là tất yếu mà còn là vấn đề bức xúc hiện nay đối với các nước có nền nông nghiệp lạc hậu nói chung và Việt Nam nói riêng.

+ Theo lý luận địa tô chênh lệch II của Mác thì nguyên nhân dẫn đến hình thành địa tô chênh lệch II là do thâm canh mà có, nó là kết quả của đầu tư thâm canh cây trồng, nên nhà tư bản được hưởng. Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II vào điều kiện thực tiễn thâm canh cây trồng nước ta hiện nay không những thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển mà còn tạo điều kiện để nâng cao mức sống của nông dân, vì phần giá trị dôi ra ngoài sản phẩm bình quân chung thì nông dân được hưởng với tư cách là người sử dụng ruộng đất để thâm canh cây trồng.

+ Nghiên cứu địa tô chênh lệch II của Mác chúng ta thấy rằng, địa tô chênh lệch I là tiền đề để hình thành địa tô chênh lệch II, điều đó cho phép chúng ta tiếp tục mở rộng diện tích để gia tăng sản lượng, đồng thời thực hiện thâm canh cây trồng, để biến địa tô chênh lệch I thành địa tô chênh lệch II. Trên cơ sở đó khắc phục tình trạng đất đai có xu hướng bạc mùa do sự tác động xói mòn của tự nhiên và khai thác đất đai quá sức, từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.

+ Ở nước ta, dân số sống ở nông thôn chiếm 76% dân số cả nước và 70% lao động làm nông nghiệp, nên thâm canh cây trồng góp phần xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Đó chính là bản chất chế độ xã hội chủ

nghĩa ở nước ta phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Để vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của Mác có hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp, chúng ta bàn về: Một số quyền trong sử dụng đất nông nghiệp, để từ đó rút ra những mặt làm được và chưa được, đề xuất chủ trương, biện pháp khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chính sách đất đai, tạo điều kiện cho thâm canh tăng năng suất cây trồng ngày càng có hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 29 - 32)