Vai trò thâm canh cây trồng trong phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 28 - 29)

- Thâm canh cây trồng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nó cung ứng sản phẩm và lương thực cho xã hội để thoả mãn nhu cầu thiết yếu của con người. Trong tương lai, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học - kỹ thuật, tỷ trọng nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng có xu hướng giảm dần, đây là xu hướng tất yếu trong phát triển một nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, sản phẩm tuyệt đối của nó vẫn không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu của con người. Do vậy, thâm canh tăng năng suất cây trồng góp phần đảm bảo an ninh

lương thực, từ đó thúc đẩy công nghiệp chế biến và chăn nuôi phát triển, mở mang ngành nghề ở nông thôn, nhờ đó đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở nông thôn được ổn định. Có thể nói thâm canh tăng năng suất cây trồng là tiền đề đặc biệt quan trọng để giải quyết hàng loạt các vấn đề khác trong nông nghiệp và nông thôn.

- Khi thâm canh sẽ làm cho năng suất cây trồng tăng lên, đảm bảo an ninh lương thực, từ đó có thể rút bớt diện tích đất đai và lao động trong nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đó là bước tiến căn bản trong phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, làm cho tỷ trọng và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày càng tăng.

- Thâm canh cây trồng không những làm tăng sản lượng, đảm bảo về an ninh lương thực mà còn nâng cao chất lượng hàng nông sản, điều này có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, nhất là khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề cạnh tranh hàng nông sản trở thành yếu tố đặc biệt quan tâm.

- Chỉ có thâm canh cây trồng mới tạo ra động lực trong việc ứng dụng những công nghệ hiện đại trong phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay, góp phần khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, qui mô nhỏ, canh tác lạc hậu, có điều kiện tập trung chuyên canh phát triển kinh tế trang trại để đi lên sản xuất lớn, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 28 - 29)