Kết quả thâm canh cây trồng ở Phú Yên thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 42 - 52)

Trong thời gian qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai và các vấn đề khác nhưng nhờ có cơ chế, chính sách đúng đắn, nông dân đã mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào thâm canh cây trồng làm cho năng suất, sản lượng các loại cây trồng có xu hướng tăng, tạo được sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với các nhà máy chế biến.

Thứ nhất: Về sử dụng đất nông nghiệp.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, việc sử dụng đất như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thâm canh cây trồng. Do vậy, việc quản lý, khai thác hết tiềm

năng của đất sẽ góp phần làm tăng diện tích, năng suất lao động và sản lượng cây trồng. Tình hình quản lý, sử dụng đất ở Phú Yên trong thời gian qua đúng mục đích, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của đất đai.

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Yên trong thời gian

qua: Đơn vị tính: ha Loại đất Diện tích 1- Đất nông nghiệp 124.815 Trong đó: - cây hàng năm 107.749 - Đất vườn tạp 6.481

- Cây lâu năm 6.457

- Đất trồng cỏ 2.084

- Đất có mặt nước đang dùng vào nông nghiệp 2.044

2- Đất chưa sử dụng 192.234

Trong đó:

- Đất bằng 16.183

- Đất đồi núi 154.219

- Đất có mặt nước 4.718

(Nguồn: Cục Thống kê Phú Yên, Niên giám thống kê năm 2001)

Qua các số liệu ở bảng 2.1 chúng ta thấy rằng, diện tích đất dùng cho nông nghiệp là: 124.815 ha, trong đó đặc biệt là cây hàng năm lên đến 107.749 ha là khá lớn. Sở dĩ như vậy là do diện tích đất trồng lúa và một số cây công nghiệp ngắn ngày được tập trung khai thác triệt để, đẩy nhanh số diện tích đất được sử dụng lên cao. Riêng đất dùng cho cây lâu năm là: 6.457 ha, trong khi đó quỹ đất dùng cho những cây trồng này còn lớn nên tỉnh đã quy hoạch để tiếp tục mở rộng diện tích nhằm khai thác triệt để tiềm năng của đất.

Đất chưa sử dụng là: 192.234 ha. Trong đó đất bằng là: 16.183 ha, đất đồi núi là: 154.219 ha, Với quỹ đất chưa sử dụng như trên là lợi thế rất lớn để Phú Yên tiếp tục mở rộng diện tích đất canh tác, đặc biệt là mở rộng và sử dụng đất đồi núi để phát triển cây công nghiệp hàng năm như: mía, sắn, vừng, thuốc lá và một số loại

cây công nghiệp lâu năm khác. Quỹ đất bằng chưa sử dụng là: 16.183 ha, chủ yếu là đất cát ven biển, đây là điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng diện tích một số loại cây phù hợp với đất cát như: dừa, điều… góp phần cải thiện môi trường, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh, nhất là cây điều cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu, góp phần tăng giá trị xuất khẩu hàng năm của tỉnh.

Với lợi thế về quỹ đất chưa sử dụng, trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích nông dân khai hoang để mở rộng diện tích cây trồng, đặc biệt là các cây công nghiệp hàng năm làm cho diện tích các loại cây này tăng mạnh.

Bảng 2.2: Sự biến đổi về diện tích một số loại cây trồng chủ lực qua các năm

Đơn vị tính: ha

Năm

Loại cây 1995 2000 2005

Cây lương thực Lúa 59.607 57.690 58.318

Ngô 3.335 4.020 6.202

Cây công nghiệp hàng năm Mía 10.182 17.224 18.045 Sắn 2.964 2.583 10.565 Lạc 1.278 887 824 Thuốc lá 518 408 513 Vừng 1.911 3.985 5.538

Cây công nghiệp lâu năm

Càphê 1.100 1.764 1.038

Hồ tiêu 107 222 403

Điều 2.520 3.639 4.320

(Nguồn: Cục Thống kê Phú Yên, Niên giám thống kê 2005)

Qua các số liệu ở bảng 2.2 chúng ta thấy rằng, diện tích lúa có xu hướng giảm, đây là một tất yếu trong quá trình phát triển một ngành nông nghiệp hiện đại. Sở dĩ như vậy là do quá trình đô thị hoá cũng như thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; khoa học -công nghệ ngày càng phát triển thì quá trình thâm canh cây lúa càng có hiệu quả, năng suất cao làm giảm sức ép về nhu cầu lương thực. Mặc dù diện tích lúa có xu hướng giảm nhưng năng suất và sản lượng

tăng nên vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh. Tuy nhiên, để ổn định diện tích vùng chuyên canh lúa và an ninh lương thực, tỉnh đã chủ trương hạn chế đến mức tối đa việc chuyển diện tích lúa 2 vụ sang sử dụng vào mục đích khác.

Trong 10 năm qua, từ năm 1995-2005 diện tích ngô tăng mạnh từ 3.335 ha lên 6.202 ha, tăng 1,8 lần. Sở dĩ có sự tăng đột biến trên là do cây ngô rất phù hợp với đất đai ở Phú Yên, hơn nữa nhờ công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều giống ngô lai mới có năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt, cho phép nông dân mở rộng diện tích ngô lai ở những vùng đồi núi tưới tiêu khó khăn làm cho diện tích ngô tăng nhanh.

Đối với cây công nghiệp ngắn ngày, qua 10 năm từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích mía tăng gần 1,8 lần, vừng tăng 2,8 lần, sắn tăng 5,6 lần. Sở dĩ có sự tăng mạnh về diện tích của các cây công nghiệp hàng năm là do, trong thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh công tác quy hoạch đất sản xuất, tạo điều kiện để nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư mở rộng diện tích, đồng thời tỉnh đã xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn và quy hoạch lại các nhà máy đường, thu mua nguyên liệu, giải quyết thị trường đầu ra; hơn nữa sự liên kết giữa nhà máy và các hộ nông dân đã bắt đầu phát huy tác dụng, các nhà máy đã hỗ trợ cho nông dân một phần các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Chính lý do này đã tháo gỡ phần nào khó khăn về vốn, kỹ thuật và giải quyết được thị trường đầu ra kích thích nông dân mở rộng diện tích.

Với các cây công nghiệp lâu năm như: tiêu, điều cũng được tăng nhanh về diện tích. Riêng cây cà phê diện tích giảm từ: 1.100 ha năm 1995 còn 1.038 ha năm 2005, sở dĩ diện tích cà phê giảm là do nông trường cà phê của tỉnh giải thể, chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, mặt khác giá cà phê trong thời gian qua xuống thấp làm cho các hộ nông dân trồng cà phê bị thua lỗ nặng, nên chuyển sang canh tác một số loại cây trồng khác như mía, vừng, sắn cho năng suất và giá cả ổn định hơn nên diện tích cà phê giảm.

Cây tiêu và điều diện tích tăng nhanh, trong vòng 10 năm từ năm 1995-2005, diện tích tiêu tăng 3,76 lần, điều tăng 1,7 lần, sở dĩ như vậy, là do giá tiêu trong thời gian qua tương đối cao làm cho nông dân mở rộng diện tích. Cây điều, diện tích đất

cát ven biển của tỉnh còn khá lớn, lại có nhà máy chế biến hạt điều nên việc mở rộng diện tích là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác trồng điều ven biển được tỉnh khuyến khích để chống cát bay, bảo vệ môi trường ven biển. Một lý do quan trọng khác là sức cạnh tranh các loại sản phẩm như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều của nước ta đang có lợi thế trên thị trường thế giới và chiếm tỷ lệ 10 – 15 % thị trường thế giới [22, tr.35], nên đã khuyến khích nông dân trong tỉnh mở rộng diện tích cây trồng.

Nhìn chung đất đai trên địa bàn tỉnh khai thác có hiệu quả, diện tích các loại cây trồng chủ lực liên tục được mở rộng, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu, riêng đối với đất chưa sử dụng tỉnh cũng đã quy hoạch cụ thể cho từng loại cây để tạo thành các vùng chuyên canh cây trồng, nhất là cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

Thứ hai: Về năng suất một số loại cây trồng chủ lực.

Để đánh giá kết quả thâm canh tăng năng suất cây trồng ở Phú Yên trong thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện cơ chế mới trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần khảo sát sự biến đổi về năng suất một số loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh, đây là tiêu chí để đánh giá kết quả thâm canh cây trồng có hiệu quả hay không có hiệu quả, từ đó rút ra những nguyên nhân đạt được để có giải pháp thúc đẩy thâm canh cây trồng ngày càng có hiệu quả hơn.

Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của tỉnh trong thời gian qua nông dân đã đầu tư thâm canh nên năng suất các loại cây trồng chủ lực tăng đáng kể. Riêng năng suất cây lương thực có hạt và cây có củ tăng mạnh.

Bảng 2.3: Sự biến đổi về năng suất cây lương thực có hạt và cây có củ

khác qua các năm

Đơn vị tính: tạ/ha

Loại cây Năm

Năng suất

Lúa Khoai lang Sắn Ngô

1995 45,3 41.2 92.8 6,2

2000 48,1 52,8 113,4 6,9

2005 54,1 50,5 164,0 20,7

Qua các số liệu ở bảng 2.3 chúng ta thấy rằng năng suất các loại cây lương thực và cây có củ tăng nhanh, riêng năng suất cây lúa tăng từ 45,3 tạ/ha năm 1995 lên 54,1 tạ/ ha năm 2005, cao hơn năng suất lúa trung bình chung của cả nước năm 2003 là 46,6 tạ/ ha, năm 2004 là: 48,2 tạ/ ha, [3, tr. 34], [17, tr 24].

Sở dĩ đạt được năng suất trên là do áp dụng nhiều biện pháp thâm canh hợp lý như mô hình canh tác "3 giảm, 3 tăng", "thâm canh đồng bộ" đã tỏ rõ hiệu quả, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng. Mặt khác ở Phú Yên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thuỷ lợi, đây là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất lúa. Mặc dù diện tích lúa trong thời gian qua giảm nhưng nhờ năng suất tăng cao nên sản lượng lúa cũng tăng qua các năm. Năm 2000 sản lượng lúa đạt: 277.602 tấn lên 315.530 tấn năm 2005, tăng 37. 928 tấn, không những góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn đẩy mạnh xuất khẩu.

Năng suất ngô liên tục tăng, từ 6,2 tạ/ ha năm 1995 lên 20,7 tạ/ ha, năm 2005, tăng 4,50 tạ/ ha, mặc dù so với năng suất ngô bình quân chung cả nước thì có thấp hơn (năng suất ngô bình quân cả nước đạt 31,9 tạ/ha năm 2003) [3, tr.34], nhưng đạt được kết quả trên là bước tiến quan trọng trong việc phát triển cây ngô trên địa bàn tỉnh. Nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản suất nhất là giống ngô lai mới cho năng suất cao, góp phần tăng nhanh sản lượng cây lương thực có hạt, xoá đói giảm nghèo ở các huyện miền núi trong tỉnh.

Cùng với sự mở rộng về diện tích, năng suất sắn trong thời gian qua tăng đáng kể, từ 92,8 tạ/ ha năm 1995 lên 164,0 tạ/ ha, năm 2005, tăng 71,2 tạ/ ha, tăng gấp gần 2 lần. Có thể nói cây sắn rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, mặt khác trong thời gian qua giá sắn tăng cao làm cho nhiều nông dân tăng đầu tư để mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất,

Phát triển cây công nghiệp hàng năm được xem là một chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển ngành trồng trọt của tỉnh. Do vậy, trong thời gian qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, đầu tư khoa học - công nghệ, phát triển các nhà máy chế biến, để thúc đẩy các loại cây này phát triển nhanh chóng cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đơn vị tính: tấn/ha

Loại cây

Năm Mía Vừng Lạc Thuốc lá

1995 38,35 0,32 0,52 0,53

2000 40,52 0,46 0,63 0,63

2005 45,14 0,37 0,79 1,09

(Nguồn: Cục Thống kê Phú Yên, Niên giám thống kê 2005)

Đối với các cây công nghiệp hàng năm có sự tăng mạnh về diện tích và năng suất. Riêng cây mía qua một thời gian dài giá cả giảm mạnh làm cho nông dân thua lỗ nặng nên đã chuyển sang trồng một số loại cây khác. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây giá mía bình ổn trở lại và việc quy hoạch lại các nhà máy chế biến đường, quy hoạch lại diện tích đất trồng mía đã kích thích nông dân tiếp tục mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất.

Năng suất mía tăng từ 38,35 tấn/ ha năm 1995 lên 45,14 tấn/ ha năm 2005, đây là kết quả đáng khích lệ để nông dân tiếp tục thâm canh tăng năng suất, có được kết quả trên là nhờ giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân kịp thời giúp họ yên tâm đầu tư mở rộng diện tích, đưa các giống mía mới vào sản xuất và cơ giới hoá khâu làm đất, góp phần tăng năng suất mía.

Năng suất một số loại cây công nghiệp khác như : vừng, lạc, thuốc lá đều tăng, lạc tăng từ 0,52 tấn/ ha năm 1995 lên 0,79 tấn/ ha năm 2005, thuốc lá cũng tăng lên tương ứng qua các năm là 0,53 tấn/ ha lên 1,09 tấn/ ha.

Nhìn chung năng suất cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh tăng khá. Tuy nhiên, nếu so với năng suất bình quân chung cả nước của một số loại cây trồng tương ứng thì năng suất các loại cây trồng ở Phú Yên thấp hơn. Do vậy, trong thời gian đến địa phương cần có những giải pháp tích cực hơn nữa để đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, góp phần giải quyết việc làm, khai thác triệt để tiềm năng của đất, từng bước cải thiện đời sống nông dân, đặc biệt là nông dân niềm núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều biện pháp để khuyến khích nông dân thâm

canh tăng năng suất cây công nghiệp lâu năm. Đối với loại cây này hiện đang có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, hiệu quả kinh tế cao và cải thiện được môi trường sinh thái.

Để thúc đẩy cây công nghiệp lâu năm phát triển tỉnh đã làm tốt công tác quy hoạch vùng, giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân có nhu cầu trồng cây lâu năm, tạo nên các vùng chuyên canh, thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Bảng 2.5: Sự biến đổi về năng suất cây công nghiệp lâu năm qua các năm

Đơn vị tính: tấn/ha

Tiêu chí

Năm Cà phê Hồ tiêu Điều

1995 4,80 1,00 3,30

2000 5,90 0,68 1,80

2005 7,60 1,06 2,80

(Nguồn: Cục Thống kê Phú Yên, Niên giám thống kê năm 2005)

Cà phê, tiêu, điều là những loại cây quan trọng được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển cả về diện tích, sản lượng và chất lượng để sớm hình thành các vùng chuyên canh với qui mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp cả về cơ chế, chính sách cũng như các biện pháp kinh tế - kỹ thuật để thúc đẩy loại cây này phát triển. Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, nhất là bón phân vi sinh, trồng các giống mới cho năng suất cao; giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân làm cho năng suất cà phê tăng từ 4,80 tấn/ ha năm 1995 lên 7,60 tấn/ ha năm 2005. Tuy nhiên, đầu tư cà phê đòi hỏi vốn lớn vì phải canh tác trên đơn vị diện tích đủ lớn mới có điều kiện áp dụng tiến bộ công nghệ, cơ giới hoá khâu làm đất và phát triển hệ thống tưới tiêu thì mới giảm được chi phí sản xuất, điều này đã vượt khỏi khả năng của các hộ nông dân, làm cho nhiều hộ không có cơ hội để thâm canh tăng năng suất. Để áp ứng yêu cầu trên

Một phần của tài liệu LUẬN văn vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của c mác vào việc thâm canh cây trồng ở phú yên (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)