1. PRA là gì?
PRA là chữ viết tắt của 3 tiếng Anh: Participatory Rural Appraisal, nghĩa là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân.
PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện.
PRA là công cụ hỗ trợ người dân địa phương tự phân tích, lập kế hoạch và thực hiện.
2. Xuất phát của PRA
PRA bắt nguồn từ 5 nguồn chính yếu:
- Nghiên cứu hành động có sự tham gia (Participatory Action Research), xuất phát từ 1970 ở Châu Mỹ Latin.
- Phân tích hệ thống sinh thái nông nghiệp (Agro Ecosystem Analysis), cuối thập niên 1970, tại Đại học Chiang Mai, Thái Lan.
- Nhân học ứng dụng (Applied Anthropology), giữa thập niên 1980.
- Nghiên cứu hệ thống nông trại (Farming System Research), thập niên 1980. - Khảo sát nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal- RRA).
Tất cả 5 lối tiếp cận này đều nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp, và xem nông dân như là những nhà nghiên cứu bản địa.
3. Những đặc điểm chủ yếu của PRA
- PRA được xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của nông dân để xác định vấn đề, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện… để cùng phát triển cộng đồng.
42
- PRA tạo điều kiện cho người dân tham gia một cách tự nguyện, sáng tạo vào mọi quá trình; xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện, giám sát và đánh giá.
- Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng.
- PRA luôn đề cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của các tác viên cộng đồng.
4. PRA đòi hỏi thái độ làm việc thận trọng và có phát huy
- Sự tham gia của người dân;
- Tinh thần tôn trọng các thành viên cộng đồng;
- Việc quý trọng những gì người dân biết, nói, chỉ và làm; - Việc lắng nghe người dân, không có giảng dạy;
- Tính khiêm tốn của các chuyên gia;
- Các phương pháp tạo cơ hội nâng cao năng lực của các thành viên trong cộng đồng thông qua việc phát biểu, chia sẻ, trình bày và phân tích kiến thức sẵn có của họ.
PRA được sử dụng có hiệu quả nhất trong các cộng đồng nông dân tương đối đồng nhất về hiểu biết, giá trị, phong tục tập quán. Ngoài ra, PRA còn được sử dụng trong các cộng đồng thành thị đưới những môi trường phức tạp hơn. PRA tiến hành trong một thời gian ngắn, chi phí thực hiện thấp. Điều này cho phép tiến hành hàng loạt cuộc PRA hơn là chỉ dựa vào kết quả của một cuộc điều tra/khảo sát lớn.