Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 53 - 55)

V. Các kỹ thuật PRA

3. Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc

a. Khái niệm

Phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn mở) là cuộc đối thoại có chủ định.

Phỏng vấn bán cấu trúc luôn có nhiều câu hỏi hướng dẫn hoặc những điểm cần thảo luận. Người phỏng vấn – người khảo sát, kết hợp những câu hỏi cho trước này với các câu hỏi nảy sinh trong khi phỏng vấn (đôi khi nó là kết quả từ lời đáp của người được phỏng vấn – người trong cộng đồng). Do vậy, thông tin có được không chỉ hạn chế trong tập hợp những câu hỏi đã xác định trước mà tiến triển cùng với các thông tin mới có từ những người được phỏng vấn.

b. Mục đích

Phỏng vấn bán cấu trúc thường là một phần của khảo sát tìm hiểu nhu cầu cộng đồng, ví dụ khi quan sát để tìm hiểu về cuộc sống cộng đồng, người quan sát có thể sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc để có thêm các thông tin hoặc làm sáng tỏ thêm điều mình thấy được.

Phỏng vấn bán cấu trúc là một phương thức tìm ra những thông tin bằng cách tạo cơ hội cho người phỏng vấn thực hiện các bước sau:

- Thăm dò các câu trả lời.

- Khám phá các khía cạnh mới của một vấn đề.

- Có được các bản báo cáo chính xác và sinh động dựa trên những kinh nghiệm cá nhân.

c. Chuẩn bị buổi phỏng vấn

48

- Đặt ra những câu hỏi mở để người trả lời phải kể một câu chuyện chứ không chỉ đơn thuần trả lời những câu hỏi có hoặc không.

- Bố trí một địa điểm để người trả lời cảm thấy thoải mái.

d. Cách thực hiện

- Giới thiệu bản thân người phỏng vấn và mục đích phỏng vấn. - Trình bày các nội dung hay các chủ đề

chung được thực hiện trong cuộc phỏng vấn.

- Bắt đầu bằng các câu hỏi đơn giản đòi hỏi người trả lời phải mô tả. Sau đó chuyển sang những câu hỏi có cấu trúc phức tạp hơn. Cần phải đặc biệt tế nhị khi hỏi các câu hỏi mang tính thăm dò.

- Giữa các lời bình luận cần phải có sự kết nối bằng cách đưa ra những câu hỏi theo từ ngữ riêng của người cung cấp thông tin nhằm khuyến khích họ cung cấp một bức tranh bằng ngôn ngữ của họ chứ không phải là bức tranh theo ngôn ngữ của người phỏng vấn.

- Hỏi câu hỏi theo các hướng khác nhau để thăm dò. Như vậy, người được phỏng vấn sẽ cho nhiều thông tin hơn.

- Liên hệ giữa các quan sát và thông tin có được trong suốt quá trình phỏng vấn. - Ghi lại các cuộc phỏng vấn càng sớm càng tốt khi bạn vẫn còn nhớ cuộc phỏng vấn này.

- Khi có thể, hãy chia sẻ với người cung cấp thông tin về việc bạn sẽ sử dụng thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn như thế nào.

e. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật phỏng vấn

* Ưu điểm:

- Có thể sử dụng với người biết chữ cũng như mù chữ. - Người phỏng vấn có thể bổ sung và điều chỉnh thông tin. - Thu thập được những thông tin đặc biệt.

- Linh hoạt vì có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân.

Để buổi nói chuyện có ý nghĩa hơn, hãy quan sát mọi người, làm quen với các thuật ngữ địa phương và hãy hiểu ý nghĩa của các cử chỉ cũng như biểu tượng của người dân địa phương.

49

- Giúp làm sáng tỏ những điều hiểu biết chưa đúng.

* Nhược điểm:

- Những câu hỏi đề ra có thể mang tính chủ quan. - Tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

- Chỉ có thể tiếp xúc với một số ít đối tượng (những người được phỏng vấn). - Người được phỏng vấn có thể trả lời chiều theo ý của người phỏng vấn. - Danh tánh người trả lời có thể không được giữ kín.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 53 - 55)