Kỹ thuật quan sát

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 51 - 53)

V. Các kỹ thuật PRA

2.Kỹ thuật quan sát

a. Khái niệm:

46

Quan sát là một hình thức thu thập thông tin nhằm kiểm tra chéo các kết quả tìm được. Từ việc quan sát trực tiếp hiện trạng cộng đồng, thành viên nhóm PRA (quan sát viên) sẽ phỏng vấn thêm để hiểu rõ tình hình và cách nhận định của người dân (người được quan sát) trong cộng đồng.

b. Hình thức quan sát:

- Quan sát không có cấu trúc, không tương tác. - Quan sát không có cấu trúc, có tham gia. - Quan sát có cấu trúc không có sự tương tác.

c. Những đặc điểm cơ bản của quan sát

- Quan sát là sự nhận biết, giải thích hành vi và hành động của người khác thông qua lăng kính của một cá nhân, thông qua những định hướng giá trị cũng như sắc thái, cảm xúc của sự thụ cảm của cá nhân đó.

- Có sự ảnh hưởng qua lại giữa người quan sát và người được quan sát.

- Các hiện tượng xã hội và tự nhiên được quan sát thường ít khi đồng nhất và sự lặp lại không hoàn toàn giống nhau. Do đó, chỉ khi quan sát cẩn thận, tận nơi và nhiều lần về một kiểu hiện tượng trong cộng đồng thì

thông tin về hiện tượng đó mới tương đối xác thực.

- Trong đời sống thực tế, không phải tất cả các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cũng như các sự kiện, quá trình đều có thể tiến hành quan sát được. Vì thế, quan sát trực tiếp cũng chưa chắc hiểu được thực chất bên trong các sự việc, hiện tượng đó.

- Quan sát có sự tham gia là nhìn và lắng nghe đầy đủ phần nhận định và giải thích của người dân địa phương về những hiện tượng và sự kiện trong cộng đồng.

d. Các phương pháp quan sát:

- Đo lường.

- Dùng các chỉ số trong quan sát: các kiểu nhà (cấp 1, cấp 4,…) là chỉ số cho mức nghèo của mỗi hộ gia đình.

- Sử dụng các giác quan trong quan sát. - Sử dụng bảng đề mục cần quan sát trực tiếp.

47 - Địa điểm quan sát.

e. Cách thực hiện một cuộc quan sát:

- Xác định lĩnh vực quan sát và đối tượng quan sát. - Lựa chọn hình thức quan sát phù hợp.

- Chuẩn bị tài liệu, thiết bị kỹ thuật.

- Tiến hành quan sát, thu thập tư liệu, tích luỹ thông tin tại hiện trường.

- Ghi chép kết quả quan sát, thực hiện dưới dạng các phiếu ghi chép thông tin, nhật ký quan sát.

- Tập hợp kết quả quan sát, mô tả tỉ mỉ các sự kiện quan sát, ghi cụ thể các nhận định và giải thích của cá nhân người quan sát.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 51 - 53)