Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 86 - 87)

I. Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án đặc biệt

3. Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

a. Mục tiêu tổng quát (overall objectives/goal) là mục đích cuối cùng của dự án, là phương hướng tổng thể cần vươn tới của tất cả các hoạt động của dự án.

b. Mục tiêu cụ thể (specific objectives) có tính đặc thù hơn mục tiêu tổng quát, nói cách khác là sự giải thích mục tiêu tổng quát.

Khi xây dựng mục tiêu cụ thể phải đáp ứng được 4 yêu cầu sau đây: - Cái gì? làm cái gì?

- Khi nào làm?

- Có thể làm được hay không (với thới gian, tiền bạc và nhân sự sẵn có)

- Có thể đo lường được, nghĩa là sau đó có thể đo đếm mục tiêu cụ thể đã đạt được hay chưa?

Mục tiêu cụ thể phải: (SMART)

Đặc thù, không được chung chung (Specific). Đo lường được (Measurable).

Có thể đạt được (Attainable). Thực tế (Realistic).

81

Đạt được trong một thời gian nhất định (Time-bound). c. Cây mục tiêu

Về mặt lý thuyết, việc xác định đúng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể một cách thống nhất (logic) sẽ là điều kiện cho các hoạt động của dự án không đi chệch hướng. Các mục tiêu cụ thể chịu sự chi phối của mục tiêu tổng quát, cụ thể hóa mục tiêu tổng quát.

Dựa trên các nhu cầu mà sắp xếp thứ tự ưu tiên để xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể là khâu quan trọng khi lên kế hoạch cho một dự án Phát triển cộng đồng.

Mục tiêu tổng quát xác định cái người ta mong đợi từ một dự án, dưới dạng một tuyên bố chung nhất bao trùm và tổng hợp một loạt những kết quả có được từ dự án. Một mục tiêu tổng quát được cấu tạo từ nhiều mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu cụ thể biểu thị kết quả bằng những cụm từ mang tính hành động nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 86 - 87)