Biểu đồ các bên có liên quan (biểu đồ Venn)

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 74 - 75)

V. Các kỹ thuật PRA

11. Biểu đồ các bên có liên quan (biểu đồ Venn)

a. Khái niệm: Biểu đồ Venn là một công cụ để minh hoạ các mối quan hệ và ảnh hưởng tương đối của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân có liên quan đến một khu vực hoặc dự án.

b. Mục đích: Biểu đồ Venn có thể sử dụng tại bất kỳ thời điểm nào của dự án, các bước khởi đầu hoặc sau khi kết thúc dự án, để xác định sự thay đổi các mối quan hệ qua thời gian và mức độ ảnh hưởng liên quan tới một nội dung cụ thể.

c. Nội dung: Biểu đồ Venn thường sử dụng các hình tròn hoặc các dấu hiệu để thể hiện mối quan hệ và ảnh hưởng của các nhóm tổ chức, đoàn thể,…

Kích cỡ của vòng tròn thể hiện sự ảnh hưởng của nhóm tới cộng đồng.

Vị trí của hình tròn này với hình tròn khác thể hiện các mối quan hệ của chúng. Vị trí của các hình tròn so với ranh giới giúp phân biệt các nhóm bên trong và bên ngoài.

d. Phương pháp thực hiện:

- Tập hợp một nhóm những người cung cấp thông tin chính, bao gồm nhiều thành phần: đại diện người dân và các tổ chức đoàn thể thôn, ấp.

+ Giải thích khung đánh giá, bao gồm: Tên các tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng.

+ Đề nghị “nhóm cung cấp thông tin” liệt kê các tổ chức hiện đang có tại địa phương. Sau khi liệt kê, đề nghị họ khẳng định và lược bỏ bớt các tổ chức ít có quan hệ đến mục tiêu đánh giá.

+ Đề nghị “nhóm cung cấp thông tin” thảo luận các nội dung: Chức năng của từng tổ chức – theo cách hiểu của họ; Đánh giá tầm quan trọng của từng tổ chức theo cách so sánh giữa các tổ chức với nhau, có cần thiết cho hoạt động dự án hay không, tổ chức đó đã làm được gì cho thôn ấp. Sau đó ghi vào khung đánh giá.

- Hướng dẫn cách thể hiện biểu đồ Venn:

+ Thể hiện mỗi nhóm/cá nhân bằng một hình tròn có kích thước thích hợp. + Sử dụng băng dính định vị các hình tròn theo mối liên hệ giữa các hình tròn. + Thống nhất về chú giải (ý nghĩa của kích thước hình tròn hoặc vị trí đặt hình tròn đó).

Kích cỡ của hình tròn: hình tròn càng lớn càng thể hiện sự ảnh hưởng của nhóm/tổ chức/cá nhân… càng lớn trong vấn đề được bàn luận. Kích thước to nhỏ của các hình tròn phải tương đối với các hình tròn khác.

69

Cách đặt hình tròn: các hình tròn thể hiện các nhóm/tổ chức/cơ quan/cá nhân…có ảnh hưởng lẫn nhau sẽ được đặt chồng lên nhau tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng.

Ranh giới:

Vẽ một hình chữ nhật thể hiện ranh giới của cộng đồng hoặc khu vực dự án lên một tờ bìa.

Các hình tròn trong đường ranh giới thể hiện các nhóm/tổ chức… bên trong cộng đồng.

Các hình tròn chồng lên ranh giới thể hiện các nhóm/tổ chức… bên ngoài có mặt trong cộng đồng hoặc trong các dự án.

Các nhóm/tổ chức… bên ngoài nhưng có ảnh hưởng đến cộng đồng ở một mức độ nào đó sẽ được đặt ngoài hình chữ nhật.

+ Màu sắc và các ký hiệu hiệu:

Có thể sử dụng các hình tròn với các màu sắc khác nhau để phân biệt tổ chức/cơ quan/cá nhân…trong và ngoài cộng đồng.

Có thể nối các hình tròn bằng các đường thẳng và thể hiện mối quan hệ tích cực hoặc tiêu cực bằng dấu cộng (+) hoặc (-).

e. Mặt mạnh và hạn chế:

Mặt mạnh:

Tóm lược các thông tin phức tạp theo cách trực quan.

Xác định được các nhóm, cơ quan không chính thức và cá nhân nổi bật trong cộng đồng.

Nêu bật nhận thức của người dân địa phương về mối quan hệ và cấp độ ảnh hưởng của các tổ chức/cơ quan/cá nhân…trong và ngoài cộng đồng.

Mặt hạn chế: Nếu phần chú giải không được ghi hay bị mất thì thông tin trên biểu đồ

có thể bị đọc sai.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 74 - 75)