Bước 5: Chính thức hình thành ban điều hành/ban phát triển cộng đồng và lập kế

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 26 - 28)

II. Các bước tiến hành công tác tổ chức cộng đồng

5. Bước 5: Chính thức hình thành ban điều hành/ban phát triển cộng đồng và lập kế

lập kế hoạch các chương trình phát triển

Ban phát triển hay Ban đại diện cộng đồng là một cơ chế điều hành quản lý có sự tham gia của đại diện người dân. Thông qua cơ chế này người dân có cơ hội tốt để giúp tăng nhận thức và năng lực. Ban phát triển cùng nhóm nòng cốt sẽ cùng cộng đồng thực hiện những chương trình hành động cụ thể để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Ban tự xây dựng các quy định, điều lệ hoạt động chính thức.

Căn cứ những kết quả đạt được trên, Ban phát triển cùng nhóm nòng cốt sẽ nhận thấy cần có những chương trình hành động cụ thể để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Đây là lúc tác viên giúp hình thành một cơ chế để Ban điều hành quản lý, thí dụ Ban phát triển làng, Ban điều hành dự án, với các quy định, điều lệ hoạt động chính thức. Một cơ chế quản lý có sự tham gia của đại diện người dân thường sẽ là cơ hội tốt để giúp tăng nhận thức và năng lực của người dân.

Nên bắt đầu bằng một chương trình nhỏ, liên quan đến một lĩnh vực và vừa với điều kiện về tài nguyên và nhân sự của cộng đồng, đồng thời nhắm vào việc đáp ứng những nhu cầu thiết thực nhất của người dân (thí dụ như Tín dụng tiết kiệm). Khi chương trình ban đầu này đã đi vào nền nếp, tác viên bàn bạc với Ban phát triển để lên kế hoạch lồng ghép thêm

21

các chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí...

Thành lập các nhóm hành động khác nhau theo lĩnh vực chuyên môn như nhóm vệ sinh môi trường, nhóm người già neo đơn, nhóm nuôi heo, nhóm phụ nữ buôn bán nhỏ... để phát huy tối đa sự tham gia của người dân vào các chương trình hành động của cộng đồng. Nhóm nòng cốt là nhân lực chủ yếu của các nhóm hành động này.

Tiêu chuẩn chọn thành viên Ban phát triển phải quan tâm các yêu cầu sau đây:

- Là những người nòng cốt tại cộng đồng (tiêu chuẩn đã được xác định trong Bước 3).

- Hiểu biết đầy đủ về các quan tâm của cộng đồng.

- Quan tâm đến những hoạt động của dự án hỗ trợ cộng đồng. - Có thời gian thích hợp để đảm đương vai trò.

- Sẵn sàng làm việc theo nhóm.

- Biết cách nêu đề xuất một cách hợp lý. - Có tỉ lệ nam/nữ thích hợp.

Vì sao cần có Ban phát triển?

- Ban phát triển là cơ chế, là phương tiện hữu hiệu để huy động sự tham gia của cộng đồng.

- Ban phát triển là một nhóm nhỏ đại diện người dân, do đó các buổi họp sẽ hiệu quả hơn khi cần nghe ý kiến phản hồi hay đề nghị của cộng đồng với chính quyền địa phương hoặc với tổ chức đối tác (nhà tài trợ).

- Về mặt thời gian, dễ dàng triệu tập họp 5 – 10 người đại diện cộng đồng hơn là các buổi họp cả cộng đồng.

- Ngoài ra, với những người cùng làm việc thường xuyên thì những nhà lập kế hoạch hoặc Ban quản lý dự án không phải giải thích nhiều với họ những việc đã bàn từ những lần họp trước.

Lập kế hoạch hành động cộng đồng

Lập kế hoạch hành động cộng đồng (Community Action Planning – CAP) cho từng hoạt động cụ thể: cải thiện vệ sinh môi trường, truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường và các vấn đề xã hội, tín dụng, xóa tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh nhỏ cho các hộ buôn bán nhỏ, xoá mù chữ,…

22

- What: Nhiệm vụ gì? Cái gì cần làm trước? Cái gì cần làm kế tiếp? Điều quan trọng là phải lồng ghép việc duy trì hoạt động.

- Who: Ai sẽ thực hiện từng công việc: do cộng đồng? Tổ chức phát triển/tổ chức tài trợ? Chính quyền địa phương?

- How: Nhiệm vụ sẽ thực hiện như thế nào? Công cụ, phương tiện cần thiết? Điều kiện gì: Thời gian, kinh phí, con người…?

- When: Khi nào thực hiện? Khi nào kết thúc? Vào buổi sáng/chiều? Vào cuối tuần hay định kỳ hàng tháng?..

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 26 - 28)