II. Các bước tiến hành công tác tổ chức cộng đồng
7. Bước 7: Rút kinh nghiệm – Lượng giá các chương trình hành động và sự phát
phát triển của các nhóm.
Rút kinh nghiệm công tác tổ chức, lãnh đạo nhóm và việc thực hiện các hoạt động dự án là việc làm thường xuyên thông qua các buổi họp họp định kỳ hàng tuần, tháng hoặc quý. Ngoài ra, trong các dự án phát triển, việc rút kinh nghiệm được bao gồm trong các cuộc đánh giá hoặc lượng giá, thực hiện giữa kỳ hoặc cuối kỳ của một dự án.
Lượng giá là hoạt động xem xét có hệ thống và khoa học, là công việc rất cần thiết mà nhiều chương trình phát triển ít quan tâm hoặc nếu có quan tâm cũng chưa phát huy hết tác dụng của công việc này. Tác viên cộng đồng cần hỗ trợ cho Ban phát triển cộng đồng/Ban điều hành, các nhóm hành động trong cộng đồng thường xuyên lượng giá các chương trình hành động một cách khoa học và nghiêm túc, cũng như giúp cho cộng đồng (Ban phát triển, nhóm hành động, người thụ hưởng cũng như không thụ hưởng) nhìn lại tiến trình hoạt động, cách thay đổi, các mục tiêu
đạt được, các ảnh hưởng, mặt mạnh yếu của tổ chức nhóm. Quy trình “Hành động – Suy ngẫm rút kinh nghiệm – Hành động mới” là tiến trình học hỏi hữu hiệu nhất đối với cộng đồng và cả với tác viên.
Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA) của cộng đồng là một phương pháp rất hữu hiệu. Ngoài ra, hình thức lượng giá có sự
tham gia là cơ hội để người dân cùng làm việc chung và cũng là dịp giúp nhóm nhận ra sự phát triển hay yếu kém mình về nhiều mặt trong tổ chức, phân công trong nhóm, truyền thông, bầu không khí, sự tương tác, mối quan hệ trong nhóm. Sự lượng giá các mặt này giúp cho nhóm lớn mạnh, có kinh nghiệm hơn trong giải quyết những tình huống, trở lực xảy ra
25
bên trong cũng như bên ngoài nhóm, tăng cường động lực tự nguyện trong nhóm, và nhóm cũng chính là nhân tố thúc đẩy động lực tự nguyện trong cộng đồng.