Bước 8: Liên kết các nhóm hành động

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 31 - 33)

II. Các bước tiến hành công tác tổ chức cộng đồng

8. Bước 8: Liên kết các nhóm hành động

8.1. Liên kết các nhóm hành động

Đây là hoạt động “tạo mạng lưới” (net working) nhằm tăng thêm sức mạnh cho người dân, cho cộng đồng. Hoạt động của những nhóm hành động trong cộng đồng dù độc lập về mặt sở thích, nguyện vọng, ngành nghề nhưng cùng đặt dưới sự phối hợp của Ban phát triển và cần có cơ hội ngồi chung lại để chia sẻ kinh nghiệm hoặc phối hợp hoạt động.

Ngoài hình thức liên kết hành động bên trong cộng đồng, việc liên kết với các nhóm khác cùng lĩnh vực hoạt động ở ngoài cộng đồng là cần thiết vì ngoài việc giúp cho các nhóm có thêm cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau (tăng năng lực) các nhóm còn mở rộng sự hợp tác, hỗ trợ nhau, giúp cho hoạt động phát triển ngày càng rộng dần và tiến đến việc có thể có những thiết chế lớn hơn đáp ứng cho nhu cầu phát triển trên diện rộng (tăng sức mạnh).

8.2. Những cản ngại trong việc phối hợp, hợp tác giữa các thành phần Nhà tài trợ Nhà tài trợ

- Chưa hiểu rõ cơ cấu tổ chức và cách làm việc của địa phương. - Bất đồng quan điểm về giá trị.

- Quá nguyên tắc, áp đặt, chủ quan.

- Muốn giám sát chặt chẽ hoạt động dự án.

Chủ dự án (là đơn vị đối tác của nhà tài trợ, nhận tài trợ để triển khai dự án Phát triển cộng đồng)

- Cách làm việc không rõ ràng, dứt khoát.

- Thiếu mô tả trách nhiệm các bên, thiếu chế độ chính sách cụ thể. - Lo sợ mất chủ quyền, an ninh.

- Thay đổi hoặc vi phạm nhiều điều khoản đã ký kết. - Nặng về tình hơn nguyên tắc, bảo thủ.

Ban ngành đoàn thể (tại địa phương nơi dự án Phát triển cộng đồng được thực hiện)

- Mô tả nhiệm vụ, trách nhiệm không rõ ràng giữa các bên. - Lợi ích không được thoả mãn.

26 - Tinh thần trách nhiệm chưa cao.

- Thiếu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. - Bệnh thành tích.

Nhóm thực hiện dự án

- Kế hoạch không rõ ràng, thay đổi tuỳ tiện.

- Thiếu quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người tham gia. - Lo sợ bị mất ảnh hưởng với cộng đồng, đối tượng thụ hưởng. - Thiếu kỹ năng làm việc tập thể.

Các nhóm trong cộng đồng

- Thiếu kỹ năng làm việc tập thể, năng lực quản lý quy mô lớn, khoa học. - Thiếu cơ chế điều hành chung có hiệu quả.

- Chưa nhận ra được sự cần thiết trong hợp tác dẫn đến chưa tin tưởng sự hợp tác, tư tưởng e ngại “cha chung không ai khóc”.

- Tính cục bộ địa phương. - Sợ mất quyền lợi, quyền lực. - Bằng lòng, cầu an.

- Cách làm nóng vội.

8.3. Những việc cần thiết để tạo sự phối hợp, liên kết

- Mỗi người phải hiểu vấn đề một cách toàn diện. Có thể thông qua các buổi giao ban, chia sẻ kinh nghiệm giúp mọi người hiểu nhau hơn.

- Mỗi người cần có ý thức đóng góp để giải quyết vấn đề. Đặt quyền lợi cộng đồng trên hết.

- Khi làm việc trong tinh thần hợp tác nhóm, mỗi người cần nhận ra vấn đề của người khác, quan tâm đến quyền lợi của các bên để đóng góp tối đa.

- Tôn trọng văn hoá, tính cách của đối tác.

- Cần tin tưởng rằng các nhóm biết quan tâm, giúp đỡ nhau làm tốt thường sẽ hoạt động hữu hiệu hơn những nhóm không quan tâm tới nhau.

27

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)