Các kiểu tham gia

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 39 - 41)

1. Tham gia thụ động

Người dân được báo về những gì sẽ hoặc đã xảy ra, do cơ quan hoặc người quản lý dự án đơn phương thông báo mà không cần có sự lắng nghe đáp ứng, phản hồi của người dân. Thông tin chỉ được chia sẻ bởi những chuyên gia bên ngoài.

34

2. Tham gia bằng cách cung cấp thông tin

Người dân tham gia qua việc trả lời những câu hỏi do những nhà nghiên cứu đưa ra trong bảng hỏi nghiên cứu, hoặc những hoạt động tương tự. Người dân không có cơ hội có ý kiến hoặc kiểm chứng tính chính xác của thông tin vì họ không được chia sẻ kết quả nghiên cứu.

3. Tham gia qua tư vấn

Người dân tham gia qua các buổi họp tư vấn, và người bên ngoài lắng nghe quan điểm của họ. Những chuyên gia từ bên ngoài xác định vấn đề và giải pháp cho cộng đồng, và có thể bổ sung bằng phản ánh của người dân. Tuy vậy, trong tiến trình tư vấn người dân không được chia sẻ bất kỳ việc ra quyết định nào, và những chuyên gia cũng không bắt buộc phải nghe toàn bộ quan điểm, ý kiến của người dân.

4. Tham gia vì những khích lệ vật chất

Người dân tham gia bằng cách đóng góp tài nguyên, thí dụ sức lao động, ngược lại họ nhận được thực phẩm, tiền, và những khuyến khích vật chất khác. Nhiều nghiên cứu tại nông trại thuộc loại tham gia này, bởi vì nông dân làm việc trên nông trại nhưng không được can dự vào những thử nghiệm của tiến trình nghiên cứu. Việc tham gia này rất phổ biến, và thường thì người dân không thể kéo dài hoạt động khi những nguồn khuyến khích này kết thúc.

5. Tham gia chức năng

Người dân tham gia bằng cách tổ chức nhóm nhằm đạt đến những mục tiêu dự định của dự án phát triển. Việc tham gia của họ thường không xảy ra ở giai đoạn đầu của chu trình dự án hoặc kế hoạch, mà thường là sau khi đã có những quyết định quan trọng về kế hoạch. Những nhóm (thể chế) này có khuynh hướng phụ thuộc vào những người/tổ chức hoặc tác nhân bên ngoài, nhưng cũng có thể trở nên độc lập.

6. Tham gia tương tác

Người dân tham gia bằng việc cùng phân tích, phát triển kế hoạch hành động, và thiết lập các cơ cấu mới hoặc tăng cường những cơ cấu/thể chế đang có tại địa phương. Sự tham gia được xem như một quyền, không phải là phương tiện đạt được mục đích dự án.

35

7. Tự huy động

Người dân tham gia bằng cách tự thiết kế những hoạt động/dự án/sáng kiến độc lập với những tổ chức bên ngoài để thay đổi, để phát triển cộng đồng của họ. Họ chỉ liên hệ với những tổ chức bên ngoài để nhận ý kiến cố vấn về kỹ thuật và những tài nguyên từ bên ngoài mà họ cần, nhưng họ vẫn giữ sự kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Sự tự huy động và hành động tập thể có thể có (ít) hoặc có thể không gặp khó khăn ngay cả khi việc phân phối tài nguyên và quyền lực không công bằng từ bên ngoài.

Kiểm soát của bên ngoài Kiểm soát của người dân

1 2 3 4 5 6 7

Tham gia thụ động

Đưa ra

thông tin Tư vấn

Khích lệ vật chất

Tham gia

chức năng Tương tác Tự huy động

Phân bố sự kiểm soát theo tính chất các kiểu tham gia

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)