Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa luận (Trang 28 - 29)

10. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT

Chuẩn được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên. Ở nước ta có thói quen truyền thống phân biệt phẩm chất với năng lực, phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ, năng lực dạy học với năng lực giáo dục (nghĩa hẹp). Trong thực tế, người giáo viên môn học thực hiện chức năng dạy học và giáo dục một cách đan xen, hoà quyện với nhau, thể hiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tích hợp, xen kẽ với nhau. Sự phân biệt trên chỉ là tương đối, thuận tiện cho việc đánh giá giáo viên theo tư duy phân tích trước khi có sự đánh giá chung theo tư duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của người giáo viên tuỳ

19

thuộc vào thực tế sử dụng giáo viên ở mỗi nước trong từng giai đoạn. Ở nước ta thường phân biệt năng lực chuyên môn (kiến thức) với năng lực nghiệp vụ (kĩ năng sư phạm). Thực ra phẩm chất và kiến thức cũng là những yếu tố cấu thành năng lực của người giáo viên.

Theo chuẩn nghề nghiệp yêu cầu đánh giá năng lực của người giáo viên về các nội dung:

- Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục; - Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục;

- Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục nghĩa hẹp);

- Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; - Năng lực hoạt động xã hội;

- Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lực chẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục.

Với các năng lực đó, có thể ghép lại thành 5 nhóm năng lực : - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; - Năng lực dạy học;

- Năng lực giáo dục;

- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội ; - Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa luận (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)