Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa luận (Trang 40 - 43)

10. Cấu trúc luận văn

1.6.2.Các yếu tố khách quan

- Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lí, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương nơi trường đóng;

- Môi trường văn hóa - xã hội như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc, dòng họ; tỉ lệ tăng dân số, lập gia đình, chuyển dịch dân số. Xu hướng đô thị hóa và sự thay đổi lối sống của dân cư các lứa tuổi. Xã hội càng văn minh, xu hướng dân chủ càng phát triển và quyền của người lao động càng nhiều hơn;

- Môi trường chính trị - pháp luật. Môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan điểm, quy định, ưu tiên, hành động của nhà nước với nhà trường... Các quy định nhà trường phải tuân theo thông qua hệ thống pháp luật như Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy khác...

- Môi trường kinh tế: Năng lực kinh tế của nhà nước, sự biến động trong thu nhập của dân cư, tình trạng việc làm và thu nhập từ việc làm, sự phát triển kinh tế thị trường và tác động của nó đến xã hội và giáo dục;

- Môi trường khoa học - công nghệ. Sự phát triển của khoa học - công nghệ và tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội và giáo dục, đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin – viễn thông là thay đổi cách dạy, cách học và cách quản lý nhà trường;

- Môi trường quốc tế: Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội và giáo dục nước ta. Việt Nam gia nhập WTO (2006) đòi hỏi nhà nước ta phải tạo điều kiện để trao đổi tự do các dịch vụ giáo dục theo GATS, đồng thời có chính sách bảo trợ cho giáo dục phổ cập, giáo dục cho các đối tượng và địa phương khó khăn, trong đó có giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số.

31

Quản lý đội ngũ trong trường THPT là một bộ phận không thể thiếu được trong quản lý giáo dục và đào tạo; Chất lượng giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chính vì vậy, việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động và điều hành đội ngũ trong nhà trường là vấn đề quan trọng bậc nhất mà các cán bộ quản lý không thể không quan tâm thích đáng. Đề làm tốt việc này, người hiệu trưởng phải biết phân tích, đánh giá đúng các nhân tố (tích cực, tiêu cực) tác động đến sự phát triển của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Từ đó, xây dựng bầu không khí làm việc và văn hoá của nhà trường ngày càng phát triển.

Tiểu kết chương 1

Chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa. Một số vấn đề trọng tâm mà đề tài nghiên cứu.

Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vị trí vai trò của người giáo viên, ĐNGV được khẳng định có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là sự mở rộng vai trò, chức năng của giáo viên trong bối cảnh xã hội và giáo dục có nhiều thay đổi.

Phát triển giáo viên với tư cách là cá nhân giáo viên đảm bảo chuẩn quy định về chuẩn trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Phát triển ĐNGV chính là phát triển nguồn lực của một tổ chức, một hệ thống; phát triển ĐNGV của nhà trường là phải đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo sự đồng thuận trong hành động.

Trong công tác quản lý nhằm phát triển ĐNGV theo hướng chuẩn hóa cần tập trung vào các chức năng lập kế hoạch, tuyển dụng, phân công nhiệm vụ, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá theo chuẩn. Đồng thời để phát triển ĐNGV còn cần tạo được môi trường thuận lợi, đúng với nhu cầu tự thân của giáo viên và đội ngũ giáo viên.

32

Với hệ thống cơ sở lý luận này, tác giả tiếp tục điều tra các thông tin về thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên theo lý luận đã nghiên cứu từ đó có thể đề xuất biện pháp phù hợp cho những bất cập còn tồn tại.

33 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN ĐIỆN BIÊN,

TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa luận (Trang 40 - 43)