Bồi dưỡng giáo viên và khuyến khích giáo viên tự học tự bồi dưỡng theo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa luận (Trang 77 - 82)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Bồi dưỡng giáo viên và khuyến khích giáo viên tự học tự bồi dưỡng theo

theo yêu cầu chuẩn hóa

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát triển đội ngũ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo hiện nay.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

68

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là biện pháp quan trọng nhất. Chất lượng dạy học của một nhà trường chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có một đội ngũ giáo viên kiên định về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng. Đây là vấn đề mà hầu hết các nhà trường đều đặc biệt quan tâm. Ở Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên, nhà trường đã thực sự quan tâm đến vấn đề này song quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn như trong phần thực trạng đã trình bày. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải có kế hạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục trước mắt và lâu dài. Phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường phải tác động để giáo viên thấy được sự cần thiết phải phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp bằng con đường tự học, tự bồi dưỡng.

Giáo viên vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia hoạt động chính trị xã hội. Phương tiện lao động của giáo viên là một loại công cụ đặc biệt, đó là phẩm chất, nhân cách và trí tuệ của chính giáo viên. Những phương tiện này tác động lên tình cảm, trí tuệ của học sinh nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách.

Hiện nay, trong thực tế, giáo viên thường chỉ chú trọng đến năng lực, trình độ nghề nghiệp, vì vậy hiểu biết về chính trị, về những vấn đề xã hội của giáo viên rất hạn chế. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên trước hết phải bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức để từ đó nâng cao hiểu biết chính trị - xã hội, có thái độ tích cực đối với công cuộc đổi mới của đất nước. Để bồi dưỡng về tư tưởng cho giáo viên cần tổ chức tốt các đợt học tập các đường lối, chính sách của Đảng; các chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn của chính quyền các cấp để giáo viên nắm được. Từ đó mà thấm vào từng bài giảng, từng hoạt động giáo dục của họ.

Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho giáo viên

Đây là một trong những nội dung không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Lòng nhân ái là tình yêu thương con người, là cái gốc của

69

đạo lý làm người. Ở người giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục, là cái gốc của đạo làm thầy, nhờ đó mà người thầy giáo được xã hội tôn vinh.

Nhà giáo dục học Xukhomlixky đã nói: "Nhờ có sức mạnh của tình thương đó mà các nhà sư phạm có tâm hồn cao thượng, tinh thần sảng khoái, trí tuệ sáng suốt, tình cảm nhạy bén và tinh tế. Nếu thiếu phẩm chất đó thì lao động sư phạm trở thành một điều khổ ải".

Với Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên, học sinh đại bộ phận là con em thuộc dân tộc ít người, các em học tập, sinh hoạt tại trường trong suốt cả năm học thì việc quan tâm chăm sóc mọi mặt của giáo viên đối với học sinh là vô cùng quan trọng. Các thầy cô giáo không chỉ giúp các em học sinh trong học tập mà còn phải giúp đỡ các em trong sinh hoạt thường ngày.

Bồi dưỡng năng lực sư phạm

Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là nội dung cơ bản, quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Năng lực sư phạm gồm năng lực tổ chức quá trình dạy học và năng lực tổ chức quá trình giáo dục. Tri thức khoa học sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. Vì vậy, việc tổ chức học tập các tri thức khoa học mới tiên tiến cho giáo viên là vấn đề hết cần thiết. Muốn có tri thức khoa học thì người giáo viên ngoài việc thực hiện tốt kế hoạch học tập, bồi dưỡng của nhà trường, còn

phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng. Phải "biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng". Do đó người quản lý cần tác động để mỗi giáo

viên nhận thức được vấn đề này.

3.3.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện

Về phương pháp bồi dưỡng: bồi dưỡng theo chương trình chung do Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định vào tháng 7 hàng năm. Theo nội dung này nhà trường lập danh sách và kế hoạch để toàn thể giáo viên được tham gia các

70

lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Hàng năm căn cứ thực trạng của đội ngũ và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng để chọn cử giáo viên đi học để đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn.

Trong năm học, nhà trường có kế hoạch tạo điều kiện cho các giáo viên được đi tập huấn và bồi dưỡng bằng các hình thức và thời gian khác nhau. Làm cho mỗi giáo viên thấu hiểu việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn là nhu cầu tự nhiên của bản thân. Cụ thể: Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng: Tập huấn bồi dưỡng về các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và lý luận chính trị. Bên cạnh đó, cần theo sát các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn. Giáo viên trình độ cao đẳng đi học để đạt chuẩn đại học.

Ngoài hình thức học tập trung, cần tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng tại trường bằng nhiều hình thức:

- Tổ chức các giờ thao giảng, dạy mẫu nhân các đợt thi đua hướng vào các ngày lễ lớn trong năm học (như 20/11; 22/12; 26/3,…). Chọn những giáo viên khá, giỏi ở các bộ môn, giao trách nhiệm cho họ việc soạn giáo án chu đáo và dạy để các giáo viên trong tổ dự giờ. Sau khi dự giờ, tổ chức sinh hoạt tổ để đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những bài học về phương pháp giảng dạy bài đó.

- Hàng tuần, hàng tháng và mỗi học kỳ, mỗi giáo viên đều được lần lượt dạy thực tập ở tổ. Giờ dạy đó được Ban Giám hiệu cùng các giáo viên trong tổ dự, rút kinh nghiệm và đánh giá. Qua mỗi tiết dạy này mà mỗi người đều có ý thức tự bồi dưỡng cho mình, đồng thời người dự sẽ học được những ưu điểm và biết khắc phục những tồn tại ở giờ dạy đó, mỗi giáo viên phải đảm bảo mức dự giờ tối thiểu 1 tiết/1 tuần. Phải coi trọng việc đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy.

- Tổ chức báo cáo kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp: chọn những giáo viên đã từng làm công tác chủ nhiệm nhiều năm đạt hiệu quả cao báo cáo

71

kinh nghiệm về công tác tổ chức đã đúc rút từ thực tế. Trên cơ sở đó mà mọi người rút ra được bài học cho mình.

- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi: cũng là một hình thức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ (năng lực sư phạm)… Nhà trường chọn những giáo viên có khả năng giảng dạy và bồi dưỡng. Từ đó mà từng giáo viên phải tự học tập để nâng cao kiến thức để đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, qua quá trình bồi dưỡng, giáo viên cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi, thống nhất chuyên môn, nghiệp vụ và tìm phương pháp giảng dạy phù hợp. Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo viên. Mỗi năm học, mỗi giáo viên phải có một sáng kiến kinh nghiệm về năng lực sư phạm. Mời giáo viên chuyên đề về nói chuyện cùng tập thể giáo viên.

Nhà trường tổ chức sinh hoạt thời sự chính trị hàng tháng theo tài liệu thông tin nội bộ của tỉnh và huyện do báo cáo viên của trường đảm nhận.

Lắp đặt các máy tính có kết nối internet tốc độ cao tại phòng chờ của giáo viên. Lắp ti vi tại phòng trực nội trú để giáo viên cập nhật thông tin.

Ngoài hình thức trên, Chi bộ Đảng còn trực tiếp phổ biến các nghị quyết của đảng bộ tỉnh, huyện và các chủ trương chính sách để mọi giáo viên đều nắm được, hiểu và có ý kiến đóng góp khi có yêu cầu.

Ngoài chyên môn, đối với đội ngũ giáo viên cần bồi dưỡng lòng nhân

ái sư phạm. Để làm tốt điều này phải thực hiện tốt cuộc vận động "Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm". Hiệu trưởng nhà trường phải kết hợp với Ban

chấp hành Công đoàn để tuyên truyền, giáo dục động viên mọi giáo viên hiểu và thực hiện bằng những việc làm cụ thể. Bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ thông qua công tác tuyên truyền bằng lời thơ, tiếng hát, bằng học tập về Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em. Tổ chức tốt Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 một cách trang trọng để học sinh có việc làm tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô và toàn xã hội có dịp tôn vinh và thể hiện sự quan tâm đến các nhà giáo.

72

luôn rèn luyện, phấn đấu để xứng đáng với sự tôn vinh và kỳ vọng của học sinh và toàn xã hội.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để tổ chức tốt công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, người quản lý cần phải thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, đặc biệt là chức năng kiểm tra, đánh giá.

Phải thường xuyên có kế hoạch kiểm tra các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên; dự giờ, thăm lớp theo kế hoạch và đột xuất để phát hiện ra những ưu, nhược điểm của giáo viên.

Kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua việc quy định phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với việc tự đánh giá hiệu quả trên các hoạt động giảng dạy và giáo dục.

Đối với giáo viên trẻ mới ra trường làm công tác chủ nhiệm, Ban Giám hiệu phải thực hiện họp mỗi tháng một lần để trao đổi, bồi dưỡng cho họ về nhiệm vụ và cách thức tổ chức hoạt động cho một lớp. Dự các giờ sinh hoạt chủ nhiệm để kịp thời động viên những việc làm tốt và uốn nắn những mặt còn sai lệch.

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, tổ chức hoạt động thư viện có chất lượng, nhân viên thư viện đã được đào tạo chính quy nên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nghiên cứu, tự bồi dưỡng và đổi mới phương pháp giảng dạy; theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Như vậy

việc xây dựng đội ngũ giáo viên mới thực sự có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa luận (Trang 77 - 82)