Tình hình phát triển kinh tễ xã hội trong những năm qua

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 44 - 46)

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Từ khi tái lập tỉnh (1997), kinh tế xã hội của Hà Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,83% năm 2007 lên 54% năm 2013, dịch vụ và nông lâm nghiệp đều giảm, dịch vụ từ 31,96% năm 2007 xuống còn 29,9%, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 26,21% năm 2007 xuống còn 16,1%. Quá trình đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

3.1.2.2. Dân số

Là một tỉnh nhỏ, nhưng Hà Nam có mật độ dân số tương đối cao so với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có 792.141 người, mật độ dân số trung bình năm 2012 là 920 người/km2 . Dân số Hà Nam chủ yếu là biến động dân số cơ học.

Bảng 3.2: Phát triển dân số

Đơn vị tính 2008 2009 2010 2011 2012

Dân số trung bình người 786.786 786.168 786.310 786.860 792.141 Dân số thành thị người 74.210 74.922 82.169 82.384 83.350 Dân số nông thôn người 712.576 711.246 704.141 704.476 708.791

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam, 2012)

Giai đoạn 2008 - 2012: Dân số đô thị tăng trưởng bình quân khoảng 9,9‰/năm và nông thôn giảm khoảng 10,1‰/năm. Tỷ lệ sinh năm 2011 khoảng 14,78 ‰, giảm 0,01‰ so với năm 2010. Tỷ số nam/nữ năm 2011 của tỉnh là 0,955.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hà Nam đến năm 2020: đến năm 2015 dân số Hà Nam là 825.700 người và đến năm 2020 dân số là 867.800 người. Trong đó năm 2015 dân số thành thị là: 117.200 người (chiếm 14,2 %), dân số nông thôn là: 708.500 người (chiếm 85,8 %); năm 2020 dân sốđô thị là: 188.800 người (chiếm 21,8%), dân số nông thôn: 679.000 người (chiếm 78,2 %). Dân số tăng lên kèm theo tốc độđô thị hoá, di dân và phát triển KT - XH mạnh mẽ sẽ tạo ra sức ép đối với môi trường.

3.1.2.3. Quá trình đô thị hóa

* Quá trình tập trung dân cưđô thị

Trong quá trình đô thị hoá, vấn đề di dân nông thôn - thành thị xảy ra với hầu hết các thành phố trong cả nước. Ở Hà Nam tốc độ tập trung dân cư tại thành phố, thị trấn, ở những nơi công nghiệp phát triển cũng diễn ra tương đối nhanh tập trung nhất là hai khu vực thị trấn Đồng Văn huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý. Bảng 3.3: Biến động dân sốđô thịở các huyện, thành phố Năm Dân số đô thị toàn tỉnh Huyện/thành phố Phủ Duy Tiên Kim Bảng Nhân Thanh Liêm Bình Lục 2007 72.689 38.278 9.267 5.043 5.517 9.368 5.216 2008 74.210 39.689 9.459 4.993 5.521 9.323 5.225 2009 74.922 40.239 9.610 5.109 5.449 9.279 5.236 2010 82.169 42.073 9.750 10.414 5.450 9.285 5.197 2011 82.384 42.024 9.825 10.490 5.463 9.332 5.250 2012 83.350 42.767 9.927 10.547 5.492 9.406 5.210

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam, 2012)

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Hà Nam tính đến ngày 30/6/2012,dân số đô thị các năm gần đây tăng nhanh, năm 2006 tỷ lệ dân số thành thị là 9,04% đến năm 2012 là 10,52%. Quá trình di dân, gia tăng dân số cùng với quá trình đô thị hóa dẫn đến việc phân bố dân cư theo lãnh thổ không đồng đều, có sự chênh lệch về mật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

độ dân cư giữa các huyện, thành phố trong đó dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng và khu vực công nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá còn những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên (TNTN), đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và đến đời sống của nhân dân ngoại thành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; đô thị hóa làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)